Quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp là ví dụ điển hình cho tài sản vô hình. Nó bao gồm thương hiệu, bằng phát minh, sự tín nhiệm của khách hàng cũng như bản quyền, cấu trúc thương mại. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp fintech ủng hộ Chính phủ sớm ban hành cơ chế sandbox.
Sandbox như “thỏi nam châm” vô hình cho các start up fintech, là cơ chế thí điểm các chính sách hay hệ thống kinh doanh mới trong phạm vi và thời gian xác định. Nhờ đó, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tạo ra hành lang pháp lý phù hợp, giúp phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái fintech.
Theo nhiều chuyên gia, khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát (regulation sandbox) cho fintech được xem là cái nôi thúc đẩy đổi mới sáng tạo, mang lại các giá trị vô hình lẫn hữu hình. Giá trị vô hình của sandbox có thể kể đến như giúp đổi mới tư duy quản lý kinh tế, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp fintech tối ưu hoá lợi thế môi trường số.
Sandbox cũng thúc đẩy sáng tạo, dẫn lối cho mô hình kinh doanh kỹ thuật số, xây dựng niềm tin và tín nhiệm của người tiêu dùng và bên thứ ba. Nhằm tăng cường hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của fintech trước bối cảnh nền kinh tế số, cơ chế này đảm bảo kết nối và tương tác trong thời gian thực, giúp phân tích, vận hành thư viện dữ liệu số lớn.
Ngoài những giá trị vô hình hiện hữu, sandbox mang đến các lợi ích hữu hình cho nhiều doanh nghiệp trẻ. |
Tại Việt Nam, một số đơn vị làm trung gian thanh toán trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng điện tử mới dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm tài chính cho người dùng, chưa xây dựng được khối lượng dữ liệu lớn hướng đến hệ sinh thái số. Trong khi đó, chính hệ sinh thái này sẽ cung cấp dữ liệu cho các hoạt động kinh tế số, cũng như khung pháp lý rõ ràng để fintech chia sẻ thông tin và có trách nhiệm với người dùng và chính mình.
Điều này tác động đến doanh nghiệp trẻ muốn thử sức với lĩnh vực kinh doanh mới. Mặt khác, sandbox cho phép thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ mới, làm “bệ phóng” sáng tạo trong khi chờ đợi các quy định chính thức được triển khai.
Để khai thác tiềm năng đổi mới sáng tạo, sandbox cho fintech giúp nâng cao số lượng tiếp cận của khách hàng đến các dịch vụ tài chính, phát triển xã hội, hướng đến không dùng tiền mặt theo kế hoạch xây dựng chính sách của Chính phủ. Cơ chế sandbox cho hệ thống tài chính ngân hàng được dự báo tăng trưởng nhanh.
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang là môi trường thuận lợi thu hút nhiều thành viên mới. Đến nay, 30 tổ chức không phải ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, 24 ngân hàng triển khai thanh toán bằng QR Code, hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code, 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán trên Internet và 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Có thể thấy, số lượng ngân hàng liên kết trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử tỷ lệ thuận với sự hài lòng của người dùng trong giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay. Cụ thể, số lượng người dùng Moca hiện tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, số lượng ngân hàng liên kết trực tiếp với Moca trong năm 2019 tăng gấp đôi so với năm ngoái, giúp Moca tiếp cận với 90% khách hàng sở hữu thẻ ATM tại Việt Nam.
Đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, cơ chế sandbox cho doanh nghiệp fintech hứa hẹn giúp thu hút thêm đầu tư và nhân tài, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo cần thiết cho quá trình chuyển đổi số cũng như phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
Bình luận