Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 9 ước tăng 1% so với tháng trước và tăng 89,6% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, chỉ số này ước tăng 19,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 12,9%), trong đó 4 ngành công nghiệp trọng điểm ước tăng 24,4%.
Thống kê cho thấy nhiều ngành đạt chỉ số IIP 9 tháng tăng khá nhanh so cùng kỳ đã tạo đà cho chiến lược tăng tốc sản xuất kinh doanh trong các tháng cuối năm.
Tốc độ tăng trưởng của một số ngành sản xuất nổi bật so với cùng kỳ | |||||||||||
Dữ liệu: Tổng cục Thống kê | |||||||||||
Nhãn | Đồ ăn uống | Sản phẩm từ cao su và plastic | Phương tiện vận tải | Dệt | Trang phục | Xe có động cơ | Máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu | Giấy và sản phẩm từ giấy | Sản phẩm thuốc lá | Da và các sản phẩm có liên quan | |
% | 62.3 | 59.9 | 51 | 38.2 | 32.9 | 32 | 25.6 | 22.8 | 16.2 | 13.5 |
"Mặc dù còn nhiều khó khăn như việc tiếp cận nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, sức mua toàn cầu đang suy giảm..., nhưng ngành công nghiệp đã thoát đáy suy giảm và bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch", đại diện Sở Công Thương TP.HCM khẳng định tại họp báo thường kỳ chiều 12/10.
Thực tế, tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TP qua cửa khẩu cả nước tháng 9 ước đạt 4,16 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 22,8% so với tháng 9/2021. Lũy kế từ đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 36,96 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu qua cửa khẩu cả nước trong 9 tháng tăng 10,3%, ước đạt 48,8 tỷ USD.
Còn với thị trường nội địa, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên toàn TP lũy kế 9 tháng đầu năm ước đạt 466.000 tỷ đồng, tăng 21,1% so cùng kỳ.
Hiện nay, TP đã khôi phục hoạt động 223 chợ, 3 chợ đầu mối, 236 siêu thị, 45 trung tâm thương mại và 3.012 cửa hàng tiện lợi.