Mặc dù công bố mới của Trung tâm sắc ký Hải Đăng (theo Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP. HCM) cho thấy sang tháng 8, lượng mẫu bún tươi nhiễm Tinopal và các hóa chất cấm đã giảm so với tháng 6 và tháng 7, song người tiêu dùng vẫn chưa hết lo lắng.
Ghi nhận tại một số siêu thị như Co-op Mart, Big C và một số chợ truyền thống trên địa bàn TP HCM, người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến các sản phẩm bún ăn liền, bún khô và các sản phẩm gốc gạo khác.
Mặc dù hiện chưa có một số liệu cụ thể về việc sau các công bố gây sốc về các mẫu tươi bún tươi nhiễm hóa chất, doanh số các sản phẩm bún ăn liền, bún khô tại các siêu thị có tăng lên hay không, nhưng khảo sát trực tiếp người tiêu dùng, đại đa số đều cho biết họ sẵn sàng chọn bún ăn liền, hủ tiếu và phở khô, cho… yên tâm.Vina Acecook hiện đang dẫn đầu thị trường về các thị phần bún, hủ tiếu và phở với tỷ lệ các sản phẩm đều vượt trên 60%. |
Thực tế, vẫn có không ít khách hàng cẩn thận đặt cả nghi vấn liệu có Tionpal và các hóa chất cấm trong các sản phẩm ăn liền mà các doanh nghiệp đang cung ứng ra thị trường hay không. Một đại diện của công ty CP Acecook VN (Vina Acecook), cho biết trong những ngày vừa qua, đường dây nóng hỗ trợ khách hàng của Vina Acecook liên tục nhận được các thắc mắc, băn khoăn của khách hàng về việc sản phẩm ăn liền của công ty có sử dụng các hóa chất Tinopal, Acid Oxalic, Natri sulfite và Natri benzoat…
Ông Lê Văn Hùng - Trưởng Phòng Marketing của Vina Acecook khẳng định: “Tất cả các sản phẩm của Vina Acecook, bao gồm phở ăn liền Xưa và Nay, Đệ Nhất phở; phở khô Xưa và Nay, bún ăn liền Hằng Nga các vị Giò heo, mắm Nam Bộ, bún bò Huế; hủ tiếu Nhịp sống các vị Sườn heo, Nam Vang, bò kho… và kể cả sản phẩm sợi không xuất phát từ gốc gạo mà từ đậu xanh như Miến Phú Hương của Vina Acecook đều không sử dụng chất Tinopal. “Vina Acecook, với quy trình sản xuất trên dây chuyền và công nghệ và tiên tiến của Nhật Bản, với các chuẩn kiểm định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn ISO, HACCP, IFS, BRC… và đặc biệt sản phẩm Vina Acecook đã xuất khẩu đi hơn 40 nước trên thế giới, chịu thêm các quy định kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắc khe của các quốc gia tiên tiến trên thế giới nên chắc chắn không thể “lọt” hóa chất cấm".
Theo thống kê của Cty nghiên cứu thị trường, Vina Acecook hiện đang dẫn đầu thị trường về các thị phần bún, hủ tiếu và phở với tỷ lệ các sản phẩm đều vượt trên 60%. Còn nếu tính trên thị trường mì ăn liền nói chung, Vina Acecook hiện đang là “ông lớn” dẫn đầu, chiếm hơn 50% thị phần trên toàn quốc.
Đáng nói, thị trường hiện vẫn có rất nhiều doanh nghiệp khai thác các phân khúc ngách bằng sản phẩm bún ăn liền, phở, hủ tiếu ăn liền với giá thấp để cung cấp cho các thị trường khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đặc biệt ngay trên địa bàn TP. HCM, vẫn có những sản phẩm bún khô được đóng gói không xuất xứ, nhãn mác bày bán chủ yếu ở các chợ, các cửa hàng tạp hóa.Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm này hầu hết ít tên tuổi, ít “lọt tầm ngắm” của các cơ quan chức năng nhưng nếu tính ra, nguồn cung ra thị trường của họ vẫn là không nhỏ, do nhu cầu sản phẩm ăn liền tại các thị trường ngách này khá lớn. Đại diện một doanh nghiệp mì ăn liền không muốn nêu tên, cho biết chỉ cần “dạo chợ một vòng, sẽ thấy giá cả của sản phẩm này rất rẻ.
Trước đó, báo chí đã đề cập đến khả năng bùng nổ sản phẩm mì gạo, khi thị trường mì ăn liền nói chung đã bùng nổ mãi lực tiêu thụ với 5,1 tỷ gói trong năm 2012, đứng thứ tư trên toàn thế giới, và do đó có khả năng sẽ tăng chậm lại dù chưa ở mức bão hòa. Xu hướng “ăn gạo” thông qua các sản phẩm ăn liền, các sản phẩm chế biến, gia tăng giá trị sau tinh chế từ hạt gạo cũng đã và đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Cơ hội cho thị trường mì ăn liền gốc gạo đang ở rất gần. Các cơ quan chức năng liệu đã sẵn sàng song hành cùng DN để đón trước cơ hội này, đảm bảo niềm tin cho người tiêu dùng, trước hết ngay trên thị trường nội địa?