Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Săn lùng những kẻ lừa đảo trên ứng dụng hẹn hò

Một lập trình viên người Trung Quốc đã thiết kế chatbot AI tự động để trò chuyện với những kẻ lừa đảo trên ứng dụng hẹn hò. Nhiều người tò mò liệu AI có lừa được kẻ xấu hay không?

Chatbot AI săn lùng những kẻ lừa đảo nhận được nhiều sự chú ý. Ảnh: iStock.

Từ tháng 10/2022, Xiaoyuan đã dành hàng giờ trò chuyện với hàng trăm đối tượng tiềm năng trên nhiều ứng dụng hẹn hò. Tuy nhiên, Xiaoyuan không đơn giản chỉ là một phụ nữ 28 tuổi, độc thân, có nhu cầu tìm kiếm nửa kia qua các ứng dụng kết nối.

Xiaoyuan thực chất là một chatbot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo được phát minh bởi một lập trình viên ở Thượng Hải, người tự gọi mình với biệt danh là là Turing's Cat.

Mục tiêu của Xiaoyuan là săn lùng những kẻ lừa đảo trên môi trường Internet.

“Tôi đã thiết kế một chatbot AI là nữ giới, trẻ và hấp dẫn để đánh lừa những kẻ lừa đảo và đánh lạc hướng chúng khỏi việc biết tôi là ai", chàng trai 27 tuổi, nói với Sixth Tone. Theo anh, những kẻ lừa đảo hiện nay ngày càng tinh vi. Lập trình viên này cũng phải sử dụng biệt danh vì sợ bị kẻ xấu trả thù.

Được biết, Xiaoyuan có thể dễ dàng tương tác với mọi người bằng cách nói chuyện về phim ảnh, triết học và thậm chí cả những vấn đề như lập trình.

"Tôi tò mò muốn biết liệu AI có thể đánh lừa những kẻ lừa đảo hay không”, anh nói thêm.

Turing's Cat cho biết anh đã báo cáo hàng chục kẻ đáng nghi đang hoạt động trên nhiều địa điểm cho cơ quan chống gian lận trong khoảng thời gian 2 tháng, với sự hỗ trợ từ chatbot Xiaoyuan.

Tháng 12/2022, lập trình viên 27 tuổi này đã đăng tải tin nhắn trò chuyện giữa Xiaoyuan và một kẻ lừa đảo lên mạng xã hội để minh họa cách mà chatbot đang tham gia vào các cuộc hội thoại như thế nào.

cong nghe AI anh 1

Tin nhắn trò chuyện giữa Xiaoyuan và một kẻ lừa đảo lên mạng xã hội được đăng tải công khai. Ảnh: Bilibili.

Sau khi chuyển từ ứng dụng hẹn hò sang trao đổi WeChat, Xiaoyuan vẫn có thể nói về các chủ đề khác nhau, từ tác phẩm văn học cổ điển “The Great Gatsby” cho đến các công ty khởi nghiệp đang tìm kiếm nguồn tài trợ.

Thậm chí, một kẻ đã chuyển 520 nhân dân tệ (tương đương 75 USD) cho chatbot mà anh ta đang nói chuyện với mong muốn 'cô' tham gia vào “một khoản đầu tư sinh lời cao". Đây là cách thức lừa đảo đang phổ biến tại Trung Quốc.

Kẻ này sau đó đã phải chặn Xiaoyuan khi không thể lấy lại số tiền mà anh ta vừa gửi đi. Turing's Cat đã quyên góp số tiền này cho một tổ chức từ thiện.

Khi ngày càng nhiều người Trung Quốc kết nối với Internet, lừa đảo trực tuyến đã trở thành vấn đề phổ biến trên khắp đất nước tỷ dân, đặc biệt trên các ứng dụng hẹn hò. Các nạn nhân ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào cũng đều có thể bị mất những khoản tiền khổng lồ.

Năm 2021, cơ quan cảnh sát tại Trung Quốc đã phá hơn 394.000 vụ lừa đảo trực tuyến và viễn thông, đồng thời bắt giữ hơn 630.000 nghi phạm. Tuy nhiên, theo các báo cáo, có thể nhiều băng nhóm tội phạm đã chuyển hoạt động sang các nước Đông Nam Á trong bối cảnh bị truy quét gắt gao tại quê nhà.

Hai cô gái giúp lật tẩy ‘phòng chat thứ N’ rúng động Hàn Quốc

Nhóm nữ sinh đã thâm nhập vào “địa ngục mạng”, nơi nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị bóc lột tình dục, và giúp bắt những kẻ cầm đầu.

Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn

Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.

Mỹ Mỹ

Bạn có thể quan tâm