Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Samsung qua mặt Toyota, trở thành thương hiệu giá trị nhất châu Á

Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu doanh nghiệp toàn cầu mới được công bố cho thấy các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc vẫn chưa thành công trong việc tạo dựng thương hiệu.

Theo bảng xếp hạng về giá trị thương hiệu doanh nghiệp toàn cầu mới công bố của Interbrand, lần đầu tiên Samsung vượt qua Toyota và dẫn đầu danh sách các thương hiệu đắt giá nhất châu Á.

bang xep hang gia tri thuong hieu toan cau anh 1
 

Tương tự năm 2016, có tới 11 doanh nghiệp đến từ châu Á xuất hiện trong bảng xếp hạng các thương hiệu hàng đầu toàn cầu 2017. Tuy nhiên, sự vượt bậc của các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc so với các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản trong bảng xếp hạng năm nay, cho thấy sự thay đổi không ngừng của thị trường châu Á – thị trường mà vốn được coi là “sân nhà” của các công ty Nhật Bản.

Kết quả xếp hạng kể trên đồng thời cũng chỉ ra sự hạn chế về giá trị thương hiệu của các công ty của Trung Quốc. Các công ty này đều là các công ty tầm cỡ, với giá trị vốn hóa thị trường khổng lồ. Nhưng phần lớn các công ty này chủ yếu chỉ phục vụ thị trường trong nước nên giá trị thương hiệu toàn cầu vẫn chưa thực sự đáng kể.

Từ vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng năm ngoái, năm nay Samsung đã vươn lên vị trí thứ 6, bất chấp các bê bối gần đây, bao gồm vụ việc hối lộ của người thừa kế tập đoàn, Phó chủ tịch Samsung Electronics, Lee Jae Yong. Hay việc công ty buộc phải thu hồi dòng điện thoại Galaxy Note 7 sau 2 tháng ra mắt do sự cố cháy nổ pin.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Giám đốc điều hành Interbrand Nhật Bản, ông Masahito Namiki, cho biết "Trong 10 năm qua, Samsung đã đưa ra được chính sách để củng cố thương hiệu của mình”.

Ông nói thêm: “Chính sách trên của Samsung không hề thay đổi mặc dù gần đây công ty có gặp phải các bê bối nhất định. Chính sách này đã làm hạn chế các ảnh hưởng bất lợi do các bê bối kể trên tới hình ảnh thương hiệu này”.

Samsung có hai mảng kinh doanh chủ lực là chip nhớ và điện thoại thông minh, và đang nỗ lực để đưa hai mảng kinh doanh chủ lực của hãng có thể bắt kịp với Apple.

Maniki cho hay: “Tất cả mọi người đều biết được Apple là gì, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng với Samsung”.

bang xep hang gia tri thuong hieu toan cau anh 2
 

Chỉ sau 1 năm kể từ khi Toyota trở thành công ty châu Á đầu tiên góp mặt trong Top 5 của bảng xếp hạng, năm nay, thương hiệu này đã tụt 2 bậc và có mặt ở vị trí thứ 7, do ảnh hưởng của sự sụt giảm doanh số của hãng tại Mỹ- một trong các thị trường trọng điểm của hãng.

Toyota cũng phải đối mặt với các chi phí gia tăng đi kèm với sự đầu tư phát triển các dòng ôtô tự lái, lĩnh vực mà các công ty công nghệ của Mỹ như Google và Tesla đang dẫn đầu thị trường.  

Ông Namiki cho biết: “ Vấn đề đặt ra với Toyota là liệu công ty này có thể duy trì tăng trưởng khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mới đến từ các công ty khác hay không?”

Interbrand tin rằng giá trị thương hiệu là yếu tố rất quan trọng để đánh giá sự thành công của các doanh nghiệp.

Bởi giá trị thương hiệu không chỉ giúp các công ty thu hút và nuôi dưỡng các tài năng, mà còn giúp các công ty có được những khoản kinh phí khổng lồ để có thể tiếp tục đầu tư phát triển các dòng sản phẩm mới, làm tăng cường giá trị thương hiệu của công ty đó.

Google tiếp tục đứng ở vị trí thứ 2 sau Apple, theo sau đó là Microsoft, Coca-Cola và Amazon.

Trong 11 doanh nghiệp châu Á có mặt trong bảng xếp hạng, tới 6 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản. Tuy nhiên, cũng như Toyota, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp này đều sụt giảm so với năm 2016.

Cụ thể, Canon rơi xuống vị trí thứ 52 từ vị trí thứ 42 của năm ngoái. Sony rơi xuống vị trí 61 từ từ trí thứ 58. Panasonic cũng đã rơi xuống 7 bậc từ vị trí thứ 68 vào năm ngoái tới vị trí thứ 75 trong năm nay.

Honda có lẽ là doanh nghiệp Nhật Bản hiếm hoi tăng được 1 bậc trong bảng xếp hạng năm nay, khi góp mặt ở vị trí thứ 20 – tăng 1 bậc từ vị trí thứ 21 vào năm ngoái.

Nissan cũng đã tăng được 4 bâc trên bảng xếp hạng giá trị thương hiệu. Từ vị trí 43 trong năm ngoái, năm nay doanh nghiệp này đã có mặt ở vị trí thứ 39. Những đổi mới của Nissan cũng đã góp phần củng cố vị thế của công ty trong lĩnh vực xe điện và xe lái tự động.

bang xep hang gia tri thuong hieu toan cau anh 3
Apple và các doanh nghiệp phương Tây vẫn đang bỏ xa các công ty châu Á về giá trị thương hiệu. Ảnh: Getty.

Bảng xếp hạng của Interbrand chỉ bao gồm các công ty niêm yết, có thương hiệu toàn cầu và tài chính minh bạch. Do vậy, chỉ có 2 doanh nghiệp Trung Quốc góp mặt trong top 100, là nhà sản xuất điện thoại thông minh Huawei với vị trí thứ 70 (tăng 2 bậc so với năm ngoái) và công ty máy tính Lenovo ở vị trí 100.

Theo các nhà nghiên cứu của Interbrand, vị trí của các công ty châu Á trên bảng xếp hạng kể trên cho thấy dù chậm, nhưng các công ty này đang trở thành các nhà sản xuất đáng tin cậy ngay cả ở bên ngoài châu lục này.

Tuy nhiên, giống như các thương hiệu của Trung Quốc, kết quả xếp hạng trên phản ánh phần lớn các công ty châu Á mới chỉ hiện diện trong khu vực và chưa được công nhận về mặt thương hiệu toàn cầu.

Các nghiên cứu viên cho biết các doanh nghiệp châu Á có vị thế rất lớn tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại chưa thể đạt được vị trí tiên phong về đổi mới công nghệ và sáng tạo.  

Các nhà nghiên cứu cho biêt thêm, vì các doanh nghiệp phương Tây liên tục thực hiện các nỗ lực nghiên cứu thị trường và  phát triển sản phẩm, nhằm duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bất kì chuyển động nào của các doanh nghiệp đến từ châu lục này cũng không nằm ngoài sự theo dõi của họ.

Nikkei: Các tập đoàn toàn cầu ưu tiên 'cất tiền trong két'

Từ Tencent tới Google, Apple, những cái tên lớn đều đang dần trở nên "keo kiệt" và bước vào cuộc đua tích trữ vốn thay vì đầu tư khi mà môi trường đầu tư không còn thuận lợi.




Ngô Minh

Theo Nikkei

Bạn có thể quan tâm