Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sam Altman nói gì khi bị OpenAI đuổi việc?

Đau buồn, tức giận là những gì Sam Altman cảm thấy khi bị đột ngột sa thải.

Sam Altman nói ông cảm thấy tổn thương khi đột ngột bị sa thải. Ảnh: Bloomberg.

Kết thúc scandal kéo dài 5 ngày ở OpenAI, Sam Altman đã chính thức quay trở lại vị trí CEO bất chấp nỗ lực sa thải bất thành của hội đồng quản trị. Song, nguyên nhân đằng sau quyết định đầy bất ngờ của công ty AI vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Tránh né những câu hỏi về lý do sa thải

Trong bài phỏng vấn với The Verge hôm 29/11, Altman đã nhiều lần từ chối trả lời về lý do bị đuổi việc. Ông từng nói trên X rằng mình và thành viên hội đồng quản trị đã có vài hiểu lầm với nhau nhưng không chia sẻ thêm. “Ban điều hành đã tổ chức một buổi đánh giá riêng. Tôi không có gì để nói về nó”, Altman bộc bạch.

Về phía mình, ông cho hay rất thoải mái về việc này và sẵn sàng giữ thái độ cầu thị với mọi góp ý. Ông cũng không chia sẻ nhiều đến việc quay trở lại hội đồng quản trị. Mục tiêu của ông hiện tại là làm tốt trách nhiệm của mình.

Drama Sam Altman OpenAI anh 1

Dự án iêu trí tuệ nhân tạo Q* được cho là nguyên nhân khiến Sam Altman mâu thuẫn với ban lãnh đạo. Ảnh: Bloomberg.

“Tôi có cả núi công việc cấp bách trước mắt. Có vào ban quản trị hay không không phải là điều tôi bận tâm lúc này”, Altman khẳng định. Thay vì đào sâu về lý do bị đuổi việc, cha đẻ ChatGPT muốn nói về những dự định tương lai của công ty hơn.

Trong số những thuyết âm mưu được đồn đoán, dự án Q* được cho là một trong những nguồn cơn gây ra bất đồng giữa Altman và hội đồng quản trị. Đây là mô hình trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI) - có tính tự trị cao, có khả năng học tập và vượt trội hơn con người ở nhiều mặt. Mặc dù Sam Altman tự tin rằng công nghệ AGI sẽ thúc đẩy sự đổi mới, nhiều nhà nghiên cứu đã nhanh chóng chỉ ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn của dự án này.

Trả lời The Verge, CEO OpenAI không tiết lộ nhiều về kế hoạch của mô hình siêu AI Q*. Nhưng ông khẳng định rằng họ vẫn đang nghiên cứu về nó và luôn nỗ lực làm tốt nhất có thể. “Chúng tôi cố gắng để quá trình này sẽ diễn ra nhanh nhất có thể và tạo ra những sản phẩm an toàn và có ích với nhân loại. Đây là tinh thần xuyên suốt của chúng tôi”, Altman khẳng định.

"Tôi mừng vì công ty vẫn hoạt động tốt mà không cần tôi”

Nói với The Verge, Sam Altman chia sẻ ông cảm thấy rất tồi tệ khi được đề nghị quay trở lại công ty. “Hôm ấy là sáng thứ Bảy. Một vài thành viên hội đồng quản trị đã gọi tôi và mời về công ty”, Altman nhớ lại. Ban đầu, ông có ý định từ chối vì mọi chuyện trong 5 ngày qua quá điên rồ và làm ông tổn thương, tức giận rất nhiều.

Dẫu vậy, nhà sáng lập OpenAI vẫn quyết định quay lại. “Tôi rất yêu công ty và đã dành cả tâm huyết vào nó hơn 4 năm qua. Chúng tôi đã đi một chặng đường dài với sứ mệnh xây dựng một siêu AI an toàn và có lợi ích cho xã hội”, vị CEO tâm sự.

Drama Sam Altman OpenAI anh 2

Trước khi trở về OpenAI, Sam Altman còn được Microsoft mời về. Ảnh: Bloomberg.

Tất cả nhân viên và đối tác đã kỳ vọng rất lớn vào công ty. “Chúng tôi đã tạo ra những sản phẩm rất phi thường. Suy nghĩ này đã khiến tôi khựng lại vài phút, bỏ qua cái tôi và cảm xúc cá nhân để đi đến quyết định đồng ý trở lại”, Sam Altman chia sẻ với The Verge.

Đề cập đến hơn 700 nhân viên công ty, nhà sáng lập OpenAI nói rằng họ đã trở thành một đội ngũ đồng lòng và đoàn kết với nhau hơn nhờ sự việc này. “Chúng tôi tin tưởng lẫn nhau và hợp sức vì một mục tiêu chung hơn trước. Đúng là trong cái rủi có cái may”, ông chia sẻ.

Xuyên suốt drama, không có bất kỳ nhân viên hay đối tác nào rời đi. Cả tập thể vẫn vận hành sản phẩm mượt mà, ra mắt rất nhiều tính năng và nghiên cứu mới dù phải đối mặt với rất nhiều rắc rối trong nội bộ.

Theo The Verge, Sam Altman cũng nhận ra mô hình quản lý của OpenAI tồn đọng rất nhiều vấn đề. Nhưng họ cần thời gian để sửa sai. “Quá trình thiết kế một cấu trúc hoạt động hoàn hảo không chỉ đơn giản mất một hay hai tuần, đặc biệt là đối với một công ty công nghệ có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới như OpenAI. Chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để bàn luận, tranh cãi và xem xét nhiều góc độ khác nhau”, CEO nói.

Nhà sáng lập ChatGPT cho biết sau tất cả, ông nhận ra rằng công ty vẫn có thể vận hành tốt mà không cần mình. “Tôi rất vui khi được trở lại. Bởi quay lại công ty, tôi không còn áp lực rằng công ty phải có mình mới hoạt động được”, ông chia sẻ. Tôi đã chọn ra nhiều cấp trên có năng lực và khuyên bảo họ rất nhiều. “Thật tuyệt vì mọi thứ vẫn ổn mà không có tôi. Điều này cho thấy đội ngũ OpenAI đã trưởng thành rất nhiều”, Sam Altman kết luận.

Cái giá phải trả khi sử dụng AI miễn phí

Đừng tin vào những công cụ gán mác “miễn phí” như ChatGPT. Cái giá bạn phải trả là sự an toàn của chính mình.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm