Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định xưa qua sách 'La Cochinchine'

Nhiều hình ảnh của Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định xưa được sách 'La Cochinchine' (Xứ Nam Kỳ) in năm 1925 lưu giữ với những địa danh có điểm nhấn riêng.

Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 1

Dinh Toàn quyền Đông Dương. Trước đó công trình được dùng làm Dinh Thống đốc Nam kỳ. Hiện nay nơi tọa lạc cũ của Dinh Toàn quyền Đông Dương chính là Hội trường Thống Nhất thuộc Quận 1.

Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 2

Đại lộ Bonnard (nay là đường Lê Lợi) và Nhà hát Lớn.

Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 3

Voi trong Vườn Bách thảo. Vườn Bách thảo vẫn tồn tại đến nay với tên gọi quen thuộc là Thảo Cầm Viên, thuộc địa phận Quận 1.

Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 4

Chùa Ngọc Hoàng ở Đa Kao. Công trình này nay tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, Quận 1. Chùa còn được gọi là Phước Hải Tự, người Pháp gọi là chùa Đa Kao.

Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 5

Trường Trung học Pháp-Hoa, Chợ Lớn. Công trình này nay là trường Đại học Sài Gòn ở số 273 An Dương Vương, Quận 5.

Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 6

Kênh Tàu Hũ nhìn từ trên cầu Chà Và, Chợ Lớn.

Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 7
Ngôi miếu của bang Phúc Kiến, Chợ Lớn.
Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 8

Tòa Tham biện Gia Định. Địa danh này nay là Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ở số 6 đường Phan Đăng Lưu.

Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 9

Phù điêu bình phong của Lăng Cha Cả. Công trình thuộc Quận Tân Bình ngày nay, dù đã không còn trên hiện trường nhưng vẫn được quen gọi là vòng xoay Lăng Cha Cả để chỉ nút giao thông là điểm giao cắt các con đường Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Lê Văn Sỹ, Bùi Thị Xuân, Trần Quốc Hoàn.

Sai Gon-Cho Lon-Gia Dinh xua qua sach 'La Cochinchine' anh 10

Sách La Cochinchine (Xứ Nam Kỳ) in năm 1925, được dịch ra Việt ngữ và ấn hành năm 2018 bởi Tạp chí Xưa&Nay và NXB Hồng Đức. Hình ảnh, thông tin về Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định là một phần nội dung trong tác phẩm.

Đình

Bạn có thể quan tâm