Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sắc xanh tràn ngập Phố Wall

Việc Mỹ thoát khỏi vỡ nợ cùng với đó là sự khởi sắc từ thị trường lao động đã khiến nhiều chỉ số chứng khoán tại xứ cờ hoa đồng loạt tăng.

Nền kinh tế Mỹ đón nhận nhiều thông tin tích cực trong tuần qua. Ảnh: Reuters.

Theo CNBC, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/6, chỉ số Dow Jones đã tăng 701,19 điểm, đây là phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 1. Tín hiệu khởi sắc này xuất hiện trong bối cảnh các báo cáo về việc làm có chiều hướng tích cực và Quốc hội Mỹ đã thông qua thỏa thuận trần nợ công.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones đã tăng 2,12% lên mức 33.762,76 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 1,45%, kết thúc ở 4.282,37 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng thêm 1,07%, đóng cửa ở mức 13.240,77 điểm, đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2022.

Với các kết quả trên, S&P 500 và Nasdaq Composite khép lại tuần này với mức tăng lần lượt là 1,8% và 2%. Tương tự, Dow Jones cũng đón nhận sắc xanh với mức tăng 2%. Nasdaq Composite ghi nhận 6 tuần tăng liên tiếp, đánh dấu chuỗi tăng dài nhất của chỉ số này kể từ năm 2020.

Bảng lương phi nông nghiệp của Bộ Lao động Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này đang tạo ra nhiều việc làm hơn so với dự báo. Cụ thể, trong tháng 5, xứ cờ hoa đã có thêm 339.000 việc làm, cao hơn con số 190.000 được dự báo bởi các chuyên gia.

Các số liệu tích cực trên thị trường lao động khiến nhiều người cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất. Tuy nhiên, dữ liệu công bố mới đây cho thấy thu nhập theo giờ của người lao động đang tăng thấp hơn dự báo. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp cũng cao hơn so với mức tính toán của các chuyên gia.

Theo ông Terry Sandven, Trưởng bộ phận chiến lược chứng khoán tại U.S. Bank Wealth Management, căn cứ vào những điều trên, nhà đầu tư hy vọng rằng Fed có thể tạm ngừng chiến dịch tăng lãi suất tại cuộc họp vào cuối tháng này.

Việc giảm bớt những lo ngại xung quanh vấn đề trần nợ của Mỹ cũng hỗ trợ tâm lý thị trường. Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật về trần nợ vào ngày 1/6. Những động thái này diễn ra sau khi Hạ viện Mỹ phê duyệt Đạo luật trách nhiệm tài khóa vào ngày 31/5, chỉ vài ngày trước khi Bộ Tài chính Mỹ rơi vào trạng thái cạn kiệt tiền mặt.

Làn sóng vỡ nợ đang rình rập kinh tế Mỹ

Giới quan sát cảnh báo rằng một cuộc suy thoái toàn diện, song hành với khủng hoảng tín dụng có thể khiến các doanh nghiệp vỡ nợ tổng cộng 1.000 tỷ USD.

Kinh tế thế giới vẫn chưa hết khó khăn

Rủi ro vỡ nợ của Mỹ đã kết thúc. Tuy nhiên, thế giới vẫn phải đang phải đối mặt với tình hình lạm phát cao, lãi suất tăng và tăng trưởng chậm.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm