Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Rửa sạch' sông Tô Lịch trong 9 tháng

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng đã thực địa, lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng đường ống bơm nước từ sông Hồng, bổ cập vào sông Tô Lịch.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cùng các ban ngành liên quan vừa có buổi khảo sát một số điểm xây dựng đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch. Phương án đầu tiên tại ngõ 464 Âu Cơ (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ), dự kiến đường ống đi ngầm qua đê Âu Cơ. Tuy nhiên, đường Nhật Tân - Âu Cơ vừa được cải tạo, nâng cấp nên việc làm đường ống qua đê khó khả thi.

Rua sach To Lich anh 1

Nơi dự kiến đặt trạm bơm đưa nước từ sông Hồng vào hồ Tây và sông Tô Lịch.

Phương án thứ hai là đường ống xây dựng qua cửa khẩu tại ngõ 42 An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đây là phương án không ảnh hưởng đến tuyến đê, đồng thời thuận tiện cho việc chạy đường ống dọc theo đường Võ Chí Công vào sông Tô Lịch. Dự kiến, khu vực dưới chân cầu Nhật Tân (ngõ 42 An Dương Vương đi vào) sẽ được đặt một trạm bơm, dẫn nước vào đường ống. Đường ống thứ nhất nối thẳng từ khu vực lấy nước ra sông Tô Lịch, đường ống còn lại được chuyển hướng sang hồ Tây từ ngã tư Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội sáng 4/12, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết thêm, Sở Xây dựng đã phối hợp với Sở NN&PTNT và các ban ngành khảo sát vị trí hệ thống bơm nước sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.

Theo ông Phong, các sở ngành của thành phố Hà Nội sẽ làm việc với Cục Đê điều (Bộ NN&PTNT) để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây.

“Bộ NN&PTNT yêu cầu đầu tư tuyến cống hộp dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây. Thứ 5 tuần này, các sở, ngành của thành phố sẽ làm việc với Cục Đê điều để đưa ra giải pháp kỹ thuật tốt nhất, nhanh nhất”, ông Võ Nguyên Phong nói.

Cũng liên quan đến việc “hồi sinh” sông Tô Lịch, Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Lê Anh Quân cũng nhấn mạnh, Hà Nội đang tập trung xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước thải, xử lý ùn tắc giao thông theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo thành phố.

Ông Quân thông tin thêm, thành phố cũng đã bố trí nguồn lực với mục tiêu làm sống lại các con sông: Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu... "Tới đây, Sở KH&ĐT cũng sẽ ngồi lại với các ngành để suy nghĩ, xem xét, rà soát lại để đưa ra giải pháp", ông Quân nêu.

Trước đó, ngày 2/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra tiến độ dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và thực hiện các biện pháp làm sạch sông Tô Lịch.

Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo dòng chảy để “hồi sinh” sông Tô Lịch, khi nước thải đã được thu gom theo đường ống về Nhà máy Yên Xá để xử lý.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo: Việc lấy nước từ sông Hồng về hồ Tây nên có hai đường ống. Cụ thể, một đường bổ cập cho hồ Tây khi cần thiết; đường còn lại thường xuyên bổ cập nước cho sông Tô Lịch, chạy độc lập bằng ống thép, đi ngầm dưới lòng hồ, bơm thẳng vào sông Tô Lịch để không pha loãng nước hồ Tây.

“Tôi cho các đồng chí 3 tháng làm thủ tục và 6 tháng thi công dự án để đưa nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, thông qua hồ Tây. Hôm nay là tháng 12/2024, đến ngày 2/9 năm sau là phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào”, ông Trần Sỹ Thanh nói.

Trao đổi với Tiền Phong, PGS.TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cho biết, việc “rửa sạch” sông Tô Lịch là cần thiết và là mong muốn từ lâu của người dân Thủ đô. Theo vị chuyên gia việc đưa nước sông Hồng vào hồ Tây là đúng đắn vì không thể dùng nước hồ Tây làm sạch sông Tô Lịch, như thế sẽ làm cạn nước hồ Tây. Tuy vậy, việc đưa nước sông Hồng vào hồ Tây thế nào phụ thuộc vào điều kiện địa hình, từ đó đưa ra giải pháp đường ống, máy bơm phù hợp.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần quan tâm đến chất lượng nước sông Hồng khi đưa vào hồ Tây, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường hồ. Do đó, trước khi lấy nước từ sông Hồng cần có đánh giá chất lượng nước cẩn thận để xem cần có phải xử lý hay không.

Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội

Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc,... của người Hà thành.

Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Đầu tư khoảng 800 triệu USD, bao giờ sông Tô Lịch hồi sinh?

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải làm sạch sông Tô Lịch là nhiệm vụ quan trọng Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu TP Hà Nội phải tập trung giải quyết.

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Nà Tu

Chiều 9/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Nà Tu (xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn).

Bí thư Hà Nội kiểm tra cống ngầm gom nước thải sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng đoàn công tác đã kiểm tra hệ thống cống ngầm sâu gần 20 m dưới lòng sông Tô Lịch khu vực ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch.

https://tienphong.vn/rua-sach-song-to-lich-trong-9-thang-post1697601.tpo

Trần Hoàng/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm