Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Rowing Việt Nam cực kỳ gian khổ để đến vinh quang'

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh khẳng định để có được thành công như hôm nay, rowing Việt Nam phải trải qua gần 20 năm với vô vàn gian khổ, và các nữ VĐV là những người bản lĩnh nhất.

HCV của đội rowing thuyền 4 hạng nhẹ ngày hôm qua có ý nghĩa tinh thần vô cùng lớn. Nó làm dịu đi gánh nặng cho cả đoàn thể thao Việt Nam sau những ngày thi đấu không thành công. Với nhiều người hâm mộ, thành tích này là một sự bất ngờ, bởi vốn dĩ môn đua thuyền ít nhận được sự quan tâm, mặc dù đây là môn thể thao Olympic.

Đây là môn thể thao hiện đại, các VĐV buộc phải có hình thể và sức vóc tốt. Đồng thời, những người chơi đua thuyền chuyên nghiệp phải chịu đựng được gian khổ vì bị bào mòn thể lực trong điều kiện vô cùng khó khăn. 

Rowing,  HCV,  ASIAD 2018 anh 1
Rowing Việt Nam thường xuyên phải tập luyện dưới điều kiện khắc nghiệt.

Với rowing Việt Nam, việc tập luyện cũng gặp những trở ngại cực lớn khi địa điểm tập luyện và các trang thiết bị phải nói là còn thiếu thốn và không đạt chuẩn.

Sự hy sinh là rất lớn

Những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, việc phát triển đua thuyền ở nước ta phải nói là gặp vô vàn những trở ngại. Sau thời kỳ kéo dài gần 20 năm, rowing đã từng bước vươn lên tầm cao mới.

Nói thế để thấy sự hy sinh, đóng góp của những người làm chuyên môn là rất lớn. Với riêng các VĐV, đặc biệt là VĐV nữ, tôi cho rằng họ là những người hy sinh, chịu đựng gian khổ vào loại nhất trong giới thể thao.

Tôi từng đến thăm địa điểm tập luyện của đội đua thuyền Thanh Hóa. Họ phải tập ở công trình thủy lợi. Đêm xuống, các HLV và VĐV thậm chí còn không có điện mà dùng.

Đến nay, đội đua thuyền Việt Nam đã có địa điểm tập luyện ở Hải Phòng, nhưng điều kiện vẫn còn nhiều thiếu thốn. Thậm chí, có thời điểm họ còn không có điều hòa trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của mùa hè.

Do đặc điểm gian khổ của môn đua thuyền, hầu hết VĐV nữ của chúng ta đều là con em dân tộc miền núi, nông thôn, vì họ có ý chí chịu đựng gian khổ để vươn lên.

Rowing,  HCV,  ASIAD 2018 anh 2
VĐV rowing cần có ý chí vươn lên rất cao.

Bởi vây, CLB đua thuyền hồ Tây là nơi khởi phát phong trào đua thuyền nhưng Hà Nội lại không phải là địa phương phát triển nhất. Hiện nay, một số địa phương có thành tích gồm Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình và mới đây là Hà Tĩnh, đều là những nơi có nhiều VĐV vùng quê, thuần nông.

Để có được thành tích như ngày hôm nay, chúng ta phải kể công lao đóng góp của những người đã gắn bó với rowing từ những thuở sơ khai. Đầu tiên, cần phải ca ngợi sự đóng góp của HLV Lê Văn Quang.

HLV người Hà Nội này đã gắn bó 20 năm với đua thuyền. Anh không quản ngại gian khó để bám sát đội, hy sinh thời gian ở cùng gia đình, vợ con để cùng các VĐV xuống Hải Phòng tập luyện, rèn giũa.

Ngoài ra, còn có ông Hoàng Vĩnh Giang, nguyên giám đốc Sở Thể thao Hà Nội, HLV đầu tiên của rowing Việt Nam Nguyễn Văn Thắng, anh Thọ HLV đội Hải Phòng, cô Mai HLV đội Thái Nguyên hay anh Nguyễn Hải Đường, Tổng thư ký Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam và cũng là Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế của Tổng cục TDTT...

HCV là nguồn hứng khởi dành cho đoàn thể thao Việt Nam

Tất cả những người đó có những đóng góp âm thầm nhưng rất cụ thể với phong trào. Tất nhiên, sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến chuyên gia người Australia Joseph Donnelly. Ông ấy tình nguyện làm không công nhiều năm và trực tiếp giúp rowing Việt Nam có được ngày hôm nay.

Rowing,  HCV,  ASIAD 2018 anh 3
HLV Lê Văn Quang và chuyên gia Joseph Donnelly  là những người góp công lớn cho rowing Việt Nam. Ảnh: Minh Chiến.

Không chỉ rowing, hôm qua chiến thắng của Olympic Việt Nam cũng là nguồn động viên, gây được sự hứng khởi lớn. Đã có hàng nghìn người xuống đường ăn mừng cho lần đầu tiên bóng đá nam vào tứ kết ASIAD

Olympic Việt Nam cho thấy sự tiến bộ, khéo kéo, tỉnh táo khi đối đầu với các đối thủ mạnh. Đặc biệt, HLV Park Hang-seo đặt dấu ấn rất lớn lên những toan tính chiến thuật, thay đổi con người trên sân. 

Chiến thắng của Olympic Việt Nam, cùng với HCV của môn rowing sẽ mang lại niềm hứng khởi, là nguồn động viên lớn cho các môn thi đấu khác tại ASIAD 2018 này.

Với riêng thành tích của môn rowing, tôi nhắc lại là tấm HCV đó đặc biệt quý giá, giải tỏa áp lực cho những VĐV được đặt kỳ vọng sẽ thi đấu sau đây. 

Tôi cho rằng chúng ta còn nhiều VĐV có thể đoạt huy chương trong những ngày thi đấu tiếp theo. Có thể kể đến những niềm hy vọng từ môn điền kinh như Bùi Thị Thu Thảo Tú Chinh, môn pencak silat, karatedo, TDDC.

Riêng môn rowing, tôi cho rằng sẽ còn những thành tích mới, bởi cách đây 4 năm họ từng giành tới 2 HCV và 1 HCĐ. Thành tích thi đấu quốc tế, đặc biệt là ở đấu trường châu Á và thế giới cũng hết sức đáng khích lệ.

Hôm nay, Lê Thanh Tùng sẽ thi đấu chung kết đơn môn TDDC. Ở nội dung thế mạnh nhảy chống, ở vòng loại có một VĐV nước chủ nhà cũng thi đấu xuất sắc không kém và cùng dẫn đầu với VĐV Việt Nam.

Vì thế, với môn thi mang nhiều cảm tính, chúng ta phải hết sức thận trọng. Đây là cuộc đua cam go và quyết liệt, bởi các VĐV từ CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng rất mạnh.

Ánh Viên hôm nay cũng thi đấu nội dung 200 m hỗn hợp nữ. Nhưng tôi cho rằng em ấy chỉ cần vượt qua chính mình, xác lập thành tích cá nhân mới đã là thành công chứ tranh chấp huy chương là điều rất khó.

Đội tuyển rowing Việt Nam gửi lời chào độc giả Zing.vn Sau khi giành được tấm HCV đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD, bốn cô gái của đội tuyển rowing gửi lời chào và có buổi giao lưu trực tuyến với các độc giả của Zing.vn.

ĐT rowing vô địch ASIAD: 'Chưa bao giờ đặt nặng mục tiêu huy chương'

Chia sẻ với Zing.vn, bốn VĐV của đội đua thuyền nữ chia sẻ về những động lực thi đấu giúp họ giành được tấm HCV đầu tiên cho Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 18.

Nhà vô địch ASIAD từng suýt chết đuối vì bị đắm thuyền

Tối 23/8, bốn vận động viên của đội tuyển rowing vô địch ASIAD 2018 chia sẻ cảm xúc và kỷ niệm trong buổi giao lưu trực tuyến cùng độc giả Zing.vn.

Nguyên trưởng đoàn Nguyễn Hồng Minh

Bạn có thể quan tâm