Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế nguy hiểm như thế nào?

Theo Science Alert, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) không phải là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, hiện tại, rất ít công trình nghiên cứu và phương pháp điều trị căn bệnh này.

Trung bình cứ 50 người thì có 1 người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Ảnh: Experience Life.

Science Alert nhận định rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một căn bệnh rối loạn mạn tính về mặt tâm lý, khiến bệnh nhân lo lắng vì những lý do không đáng và phải thực hiện hành vi mang tính bắt buộc để giảm bớt căng thẳng.

Theo ước tính, cứ 50 người, sẽ có 1 người mắc bệnh này. Đây cũng là chứng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng nửa triệu người dân ở Australia.

Ngoài ra, OCD còn ảnh hưởng đến cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Trong đó, khoảng 60% các trường hợp được ghi nhận đều dưới 20 tuổi.

Hiểu lầm tai hại về OCD

Một quan niệm sai lầm thường gặp đối với người bị OCD là họ đang ở mức độ nhẹ. Ví dụ, một người cực kỳ ngăn nắp hoặc thích dọn dẹp, thậm chí họ có thể nói đùa rằng bản thân "hơi bị OCD" khi luôn giữ cho đồ dùng văn phòng sạch đẹp.

Thế nhưng, OCD không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Nó được diễn giải theo hai cụm từ "nỗi ám ảnh" (Obsessions) và "tính cưỡng chế" (Compulsive).

Science Alert nhận định "nỗi ám ảnh" rất đau khổ và lặp đi lặp lại với bệnh nhân. Nó khiến họ không thể kiểm soát được những suy nghĩ liên tục xâm lấn tâm trí. Chẳng hạn, người bệnh có thể tin rằng bản thân hoặc những người thân yêu đang gặp nguy hiểm.

Trong khi đó, "tính cưỡng chế" là các hành động tạm thời, tưởng chừng làm giảm bớt, nhưng lại khiến bệnh tình thêm trầm trọng, như việc kiểm tra xem cửa đã khóa hay chưa.

Những người mắc chứng OCD thường dành hàng giờ mỗi ngày cho chu kỳ này, thay vì tập trung vào các hoạt động bình thường bao gồm đi học, làm việc, giao tiếp xã hội. Bên cạnh đó, thành viên trong gia đình cũng là đối tượng bị ảnh hưởng, vì họ phải liên tục đưa ra sự trấn an quá mức cho người bệnh.

Người mắc chứng OCD thường không nói với người khác về những suy nghĩ đáng lo ngại hoặc hành động lặp đi lặp lại của bản thân. Họ cảm thấy xấu hổ và lo lắng rằng nếu nói cho ai đó biết suy nghĩ tiêu cực, chúng có thể trở thành sự thật.

Thông thường, các bác sĩ không phải lúc nào cũng hỏi về triệu chứng OCD trong lần đầu bệnh nhân đến khám. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong việc chẩn đoán chính xác. Hơn nữa, OCD vẫn có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác chẳng hạn như rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu hoặc tự kỷ.

OCD nguy hiem ra sao anh 1

OCD ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng sống hàng ngày của bệnh nhân. Ảnh: CHE Services.

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế ra sao?

Science Alert nhận định việc điều trị OCD chưa bao giờ diễn ra dễ dàng. Quá trình chẩn đoán và đi đến điều trị trung bình thường mất 9 năm. Sau đó, bệnh nhân phải chờ thêm 4 tháng để nhận được phương pháp trợ giúp phù hợp.

Để chẩn đoán OCD, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi cho bệnh nhân cùng gia đình họ về sự hiện diện của ám ảnh hoặc cưỡng chế, và điều này ảnh hưởng đến cuộc sống mọi người như thế nào.

Sau khi nhận được chẩn đoán, bệnh nhân nên tìm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc một nhà tâm lý học để có phương pháp điều trị phù hợp.

Science Alert khuyến nghị liệu pháp Exposure and response prevention (tạm dịch: tiếp xúc và đáp ứng dự phòng) là một loại liệu pháp nhận thức - hành vi hiệu quả đối với những người bị OCD. Ở liệu pháp này, nhà trị liệu sẽ hiểu chu kỳ của OCD và tìm cách phá vỡ nó. Nhờ vậy, bệnh nhân cũng học được suy nghĩ mới.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý ngay cả khi nhận được phương pháp điều trị sớm, nhiều nghiên cứu vẫn cho thấy khoảng 40-60% người mắc chứng OCD không tiến triển khá hơn.

Trong 10 năm qua, các nghiên cứu dành cho người mắc OCD vẫn còn tương đối ít so với rối loạn tâm thần hay mất trí nhớ. Vì vậy, để việc điều trị OCD, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nhà nghiên cứu, chính phủ, người mắc chứng OCD và gia đình của họ phải cùng nhau hợp tác, vận động tài trợ tương xứng cho những công trình nghiên cứu.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

12 người Mỹ nhập viện vì ăn bột bánh quy sống

Mới đây, 12 người ở Mỹ đã nhiễm Salmonella do ăn bột bánh quy chưa nấu chín. Các chuyên gia khuyên mọi người nướng bánh, rửa tay và dụng cụ làm bánh thật kỹ để tránh bị bệnh.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm