Trong thế kỷ 15 ở Anh, Tu viện Boxley từng là nơi linh thiêng với các tín đồ. Những người hành hương từ khắp mọi nơi đổ dồn về đây để tận mắt nhìn thấy bức tượng Chúa bị đóng đinh trên cây Thánh giá có thể cử động. Ở thời đại đó, người ta tin rằng đây chính là sự ban ơn từ chúa trời mà họ nhận được.
Tuy nhiên, sau khi tu viện này bị vua Henry VIII giải thể, bí mật của bức tượng linh thiêng đã được phơi bày. Người ta phát hiện mớ hỗn độn “dây và những que củi” mà những kẻ buôn thần bán thánh đã dùng để điều khiển cử động của bức tượng từ xa. Bức tượng được đưa đến London trước khi bị những tín đồ giận dữ phá tan thành từng mảnh.
Câu truyện này nghe vừa quen vừa lạ ở thế giới hiện tại. Nó cho thấy robot từng khiến xã hội kinh ngạc như thế nào trong quá khứ. Với chúng ta, robot là biểu tượng cho cái gì đó hiện đại, tối tân nhưng trong nhiều thế kỷ qua, người giàu và những kẻ quyền lực trong xã hội đã tạo ra những thứ tự động để giải trí và reo rắc sự khiếp đảm hoặc tôn thờ trong xã hội. Dù biết rõ những bài học trong quá khứ nhưng đôi khi, chúng ta vẫn quên mất sự tồn tại của những sợi dây phía sau những thứ tự cử động.
Robot Pepper của Softbank. Ảnh: CNET |
Mấy ngày qua, báo chí đề cập nhiều tới việc cảnh sát Dubai sử dụng “robot cảnh sát đầu tiên”. Con robot này sở hữu kích thức và hình dạng của một con người nhưng chân là bánh xe, mắt là camera và một chiếc máy tính bảng nằm giữa ngực để giao tiếp. Trong buổi họp báo ra mắt, con robot thể hiện khả năng bắt tay và chào đón với khách.
Một viên sĩ quan nhận xét: “Những con robot này có thể làm việc 24/7, không bao giờ đòi nghỉ phép, nghỉ ốm hay nghỉ thai sản. Nó có thể làm việc suốt cả ngày”.
Tuy nhiên, những con robot như thế chỉ là đồ chơi hoặc những món đồ trang trí. Nó có thể xuất hiện ở các trung tâm thương mại, hỗ trợ du khách theo những phương thức được lập trình sẵn hay một số việc tương tự như thế. Nó không thể bắt cướp, hạ gục kẻ tấn công có vũ trang hay thậm chí là đe dọa những kẻ có âm mưu thực hiện việc làm mờ ám.
Tuy nhiên, giống như thế kỷ 15 ở Anh, những con robot đặc biệt này đang phục vụ một mục đích khác. Trong thế kỷ 21, những con robot mang đến sự kinh ngạc cho những người chứng kiến và cũng góp phần phô diễn những sức mạnh công nghệ và sự giàu có mà nó đại diện.
Ở Dubai, sự hiện diện của robot cảnh sát cũng có vai trò tương tự. Chính phủ Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đang theo đuổi chiến lược có tên “Tầm nhìn 2021”, một kế hoạch giúp quốc gia này giảm phục thuộc vào dầu mỏ để theo đuổi các ngành công nghiệp tiên tiến và đa dạng. Một phần của kế hoạch này liên quan đến tự động hóa và trí thông minh nhân tạo, trong đó có xe tự hành và máy bay không người lái.
Nhiều robot mà chúng ta nhìn thấy ngày nay chỉ đơn giản là mang tính biểu tượng cho một sự biến chuyển mạnh hơn là tự động hóa. Nguy cơ tự động hóa cướp việc của con người là hoàn toàn có thể xảy ra và sẽ làm thay đổi cả thế giới. Tuy nhiên, các chính phủ sẽ hành động thế nào trước làn sóng tự động hóa lại là câu hỏi khác.
Dù những tin tức về robot và cuộc cách mạng 4.0 đang bao phủ các mặt báo nhưng sự khác biệt thực sự sẽ tới từ những giải pháp chính trị chứ không phải công nghệ. Giống như những gì đã xảy ra ở nước Anh nhiều thế kỷ trước, có lẽ chúng ta cũng nên tự đặt câu hỏi khi chứng kiến những phép màu công nghệ như "người đứng phía sau giật dây là ai?" cũng như "họ thực sự muốn gì ở chúng ta?".
Robot tự hành hiện đại như phim viễn tưởng ở sân bay Hàn Quốc