Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rắn lục đuôi đỏ cắn không nguy hiểm như rắn hổ mang

“Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 30.000 ca do rắn lục đuôi đỏ cắn nhưng đều được chữa khỏi”, TS Trần Quang Bính, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết.

Đuổi theo rắn lục cắn mình, một phụ nữ suýt mất mạng

Sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bà Thân không cố định vết thương mà lại chạy đi đập rắn khiến nọc độc phát tán nhanh khắp cơ thể.

Thời gian gần đây hàng loạt người dân miền Trung bị rắn lục đuôi đỏ cắn đã gây hoang mang dư luận. Ngày 7/12, tiến sĩ Bính cho rằng, người dân không nên quá lo lắng vì hiện Việt Nam là một trong 4 nước trên thế giới sản xuất được huyết thanh kháng nọc rắn.

Bác sĩ này lý giải, theo các nghiên cứu và thực tế chữa bệnh về rắn thì có thể khẳng định rắn lục đuôi đỏ cắn không nguy hiểm bằng rắn chàm quạp hay gặp ở Bình Phước, Đồng Nai; rắn hổ đất, rắn hổ chúa hay thấy ở Tây Ninh.

Bị các loại rắn độc kể trên cắn, người bệnh có thể nhanh chóng bị suy thận cấp, nhiễm trùng do nhiễm độc nặng và dẫn tới tử vong nhanh. Ví dụ, rắn biển có thể làm nạn nhân bị nhiễm độc thần kinh và hủy hoại cơ toàn thân, không khác gì bệnh tai biến mạch máu não.

Những loài rắn cực độc ở trại rắn lớn nhất Việt Nam

Hổ mang chúa, hổ mèo, cạp nia, đẻn biển hay rắn lục đuôi đỏ đang được nuôi dưỡng và trưng bày tại trại rắn Đồng Tâm (tỉnh Tiền Giang).

Theo số liệu thống kê, mỗi năm bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 800 - 1.000 ca bị rắn cắn, trong đó, 50% là nạn nhân của rắn lục đuôi đỏ. Nhưng theo bác sĩ Bính, hầu hết các ca bị loại rắn này cắn đều được chữa khỏi. Bệnh nhân chỉ tử vong khi đến bệnh viện quá trễ và đã sử dụng các loại lá đắp vết thương rắn cắn không đúng cách. 

Tháng 12/2013 - 11/2014, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 779 ca nhập viện do rắn cắn, trong đó riêng rắn lục đuôi đỏ cắn là 492 trường hợp. Đáng lưu ý, tháng 10 năm nay, số ca nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn tăng cao đột ngột, lên đến 90 ca. Điều này được cho là vào mùa mưa nên có thể làm gia tăng lượng rắn này.

Theo bác sĩ Bính, TP.HCM là địa phương dẫn đầu về số lượng bệnh nhân nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn, sau đó là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An… Đa số các trường hợp nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn đều được chữa khỏi do đã có huyết thanh điều trị. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa biết cách sơ cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn dẫn đến có trường hợp bị hoại tử.

Một bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn vẫn khỏe mạnh và chuẩn bị được xuất viện sau 2 ngày truyền huyết thanh kháng nọc độc.
Một bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn vẫn khỏe mạnh và chuẩn bị được xuất viện sau 2 ngày truyền huyết thanh kháng nọc độc.

Vị trưởng khoa này khuyến cáo: “Trước tiên phải trấn an để bệnh nhân khỏi lo lắng. Sau đó, nếu có điều kiện thì rửa sạch vết thương. Tiếp theo là băng ép bất động không cần garo để hạn chế nọc độc chạy vào hệ thần kinh trung ương. Nguyên tắc bất động là trên 1 khớp, ví dụ bị cắn ở bàn chân thì bất động đến trên đầu gối. Sau đó đưa đến cơ sở y tế để điều trị”.

"Khoảng 1 tháng trở lại đây bệnh viện thường xuyên phải tiếp nhận từ 8-10 bệnh nhân bị rắn cắn/1 ngày - cao gấp rất nhiều lần so với trước, nhưng tất cả đều được điều trị khỏi", bác sĩ Bính thông tin.

Vì sao rắn lục xuất hiện ồ ạt ở nhiều nơi?

Theo các nhà khoa học, ngoài việc biến đổi khí hậu, một nguyên nhân quan trọng là các loài thiên địch của rắn như cầy, cáo, mèo rừng... đã dần biến mất do trở thành "mồi nhậu".

Khánh Trung

Bạn có thể quan tâm