Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rắn lục ồ ạt xuất hiện, Bộ Nông nghiệp vào cuộc

Các nhà khoa học cho rằng, có thể đợt mưa lũ lịch sử năm 2013 đã khiến rắn lục đuôi đỏ di chuyển từ các đồi cao về khu vực đồng bằng kiếm thức ăn.

Cận cảnh hàng trăm con rắn lục đuôi đỏ ngụy trang trên cây

Tại trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), rắn lục đuôi đỏ được nuôi rất nhiều để nghiên cứu khoa học, thuốc trị rắn cắn. Rắn lục đuôi đỏ cũng được nuôi làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa.

Trong hai ngày 5 - 6/12, các chuyên gia của Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) đã đến các tỉnh miền Trung để tìm hiểu nguyên nhân vì sao rắn lục đuôi đỏ lại xuất hiện và cắn người hàng loạt trong thời gian qua.

Đuổi theo rắn lục cắn mình, một phụ nữ suýt mất mạng

Sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bà Thân không cố định vết thương mà lại chạy đi đập rắn khiến nọc độc phát tán nhanh khắp cơ thể.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, đoàn công tác đã đến điều tra thực địa, tìm hiểu nguyên nhân rắn lục đuôi đỏ xuất hiện tại huyện Mộ Đức. Theo thống kê sơ bộ của địa phương này, trong 2 tháng qua, hơn hơn 60 người dân bị rắn cắn phải cấp cứu tại các cơ sở y tế. 

Đặc biệt, từ tháng 10 đến nay rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn huyện. Người dân đã phát hiện và diệt trên gần 400 con rắn lục đuôi đỏ.

Một con rắn lục đuôi đỏ được người dân phát hiện và đập chết.
Một con rắn lục đuôi đỏ được người dân phát hiện và đập chết.

Các chuyên gia đã đến tận nhà nạn nhân bị rắn cắn để ghi nhận thông tin, thu thập mẫu vật để phân tích nguyên nhân loài rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường ở khu dân cư. Theo đoàn công tác, sau chuyến công tác, các chuyên gia tập trung phân tích, nghiên cứu để đề xuất giải pháp phù hợp cho người dân ứng phó với loài rắn lục đuôi đỏ. 

Tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, cho rằng muốn biết rõ nguyên nhân vì sao rắn lục đuôi đỏ xuất hiện bất thường trong thời gian gần đây cần phải có nghiên cứu cụ thể. Theo ông, giả thuyết được đặt ra là nguồn thức ăn dồi dào và sinh cảnh sống phù hợp đã kích thích sự phát triển của rắn lục, đặc biệt là ở các khu dân cư ven rừng, khu vườn rậm rạp.

“Có thể đợt mưa lũ lịch sử năm 2013 đã đưa loài rắn này từ các đồi cao về khu vực đồng bằng trú ngụ. Đến mùa mưa năm nay, thời tiết thuận lợi giúp chúng sinh sản nhanh nên đã xuống các khu dân cư để tìm thức ăn và khi gặp người dân nó cắn", ông Trường nói và cho biết thêm, nọc độc của rắn lục không tác động lên hệ thần kinh mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử.

"Đáng ngại hơn là một con rắn chết, thậm chí đầu rắn bị cắt rời vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ đến 90 phút sau khi nó chết. Khi bị rắn cắn, cần hạn chế vận động để tránh làm tăng nhanh quá trình tác động của nọc đến các phần khác của cơ thể, không nên rạch vết thương vì có thể làm mất máu cấp", ông Trường khuyến cáo.

Vì sao rắn lục xuất hiện ồ ạt ở nhiều nơi?

Theo các nhà khoa học, ngoài việc biến đổi khí hậu, một nguyên nhân quan trọng là các loài thiên địch của rắn như cầy, cáo, mèo rừng... đã dần biến mất do trở thành "mồi nhậu".

Huyền Trang - Đoàn Nguyên

Bạn có thể quan tâm