Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Răn đe hạt nhân vẫn là ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ

Tân tham mưu trưởng Hải quân Mỹ nhấn mạnh ưu tiên cho chương trình tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia để đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân, bất kể áp lực ngân sách hay các vấn đề khác.

Trong chuyến thăm nhà máy đóng tàu General Dynamics Electric Boat ở Quonset Point, Rhode Island, hôm 10/12, Đô đốc Michael Gilday, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, nhắc lại cam kết theo đuổi chương trình tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ tiếp theo lớp Columbia, Defense News cho biết.

“Ưu tiên hàng đầu trong mua sắm của hải quân là cấu trúc lại khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của chúng ta, Electric Boat đang giúp chúng tôi làm điều đó. Cùng nhau, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy khả năng chi trả, phát triển công nghệ và nỗ lực để giới thiệu hạm đội tàu ngầm Columbia đúng thời hạn, hoặc sớm hơn”, Đô đốc Gilday nói.

Hải quân Mỹ đang hướng tới việc giới thiệu tàu ngầm lớp Columbia đầu tiên vào năm 2031, đúng theo lịch trình đã đặt ra. Việc đóng mới tàu đầu tiên sẽ bắt đầu vào tháng 10/2020.

Trong các phát biểu gần đây, Đô đốc Gilday nói rằng mọi thứ mà Hải quân Mỹ đang cố gắng làm để cấu trúc lại lực lượng, xung quanh khái niệm hoạt động phân tán, phạm vi chiến đấu rộng lớn hơn, thay vì chỉ tập hợp xung quanh tàu sân bay.

Ran de hat nhan anh 1

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Columbia vẫn là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch ngân sách của Hải quân Mỹ. Đồ họa: Electric Boat.

Ưu tiên hiện nay vào chương trình tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Columbia sẽ chiếm phần lớn ngân sách trong những năm tiếp theo. “Đây là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn quay trở lại thập niên 1980, khi chúng ta bắt đầu đóng mới tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio, nó chiếm 35% ngân sách dành cho đóng mới tàu chiến. Columbia sẽ chiếm khoảng 38-40% ngân sách”, Đô đốc Gilday nói.

Đô đốc Gilday cho biết thêm năng lực răn đe hạt nhân trên biển là rất quan trọng. “Ở thời điểm tàu ngầm Columbia đi vào hoạt động, tàu ngầm lớp Ohio đã qua 40 năm sử dụng. Vì vậy chúng ta cần phải thay thế năng lực răn đe hạt nhân chiến lược và ngân sách cho chương trình phải được ưu tiên ngay từ bây giờ”, ông Gilday nói.

Theo đánh giá mới nhất của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ, chi phí để đóng mới 12 tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia tiêu tốn khoảng 109 tỷ USD. Gần 40% ngân sách đóng tàu bị chi phối bởi một chương trình sẽ tác động rất lớn đến lực lượng, điều này buộc hải quân phải sáng tạo trong kế hoạch ngân sách.

Hải quân Mỹ ký hợp đồng đóng tàu ngầm kỷ lục 22 tỷ USD

Hải quân Mỹ đã trao hợp đồng trị giá hơn 22 tỷ USD cho General Dynamics Electric Boat để đóng mới 9 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia, Block V với nhiều nâng cấp về vũ khí.

Bộ trưởng Hải quân Mỹ: Muốn đối phó TQ, toàn chính phủ phải hành động

Bộ trưởng Hải quân Mỹ nhấn mạnh để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, Washington cần rút bài học từ chiến lược của chính Bắc Kinh và huy động "toàn bộ chính phủ" vào cuộc.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm