Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Rabbit ơi, chạy đi': Vòng tròn kiếm tìm và mất mát

"Rabbit ơi, chạy đi" là câu chuyện về những cuộc chạy của Harold Rabbit, cựu ngôi sao bóng rổ.

Đang sống yên ổn bên gia đình, với một người vợ đang mang thai, anh đột ngột quyết định bỏ trốn. Lúc ấy, Rabbit chỉ biết rằng, anh cần phải ra đi, chỉ đi thôi. Anh không nghĩ gì nhiều, về trách nhiệm về lý tưởng. Anh chỉ đơn thuần muốn chạy đi.

Rabbit nhanh chóng tìm thấy, quấn quýt và đắm chìm trong mối tình với người phụ nữ khác. Khi ấy những tưởng họ đã trở thành một cặp đôi hoàn chỉnh, thì Rabbit lại một lần nữa chạy quay lại với người vợ. Lặp lại những ngày nhằm chán. Rồi những bất an khác lại ập đến, khiến anh tiếp tục chạy, chạy tiếp.

Anh rơi tõm vào những vực thẳm của kiếm tìm, và mất mát. Những suy tưởng trong tâm trí của Rabbit về trách nhiệm, về tự do, về sự sống, về quá khứ đều được John Updike miêu tả tỉ mỉ, và sắc sảo.

Updike không ngại đi vào tận cùng những ngõ ngách tâm tư của nhân vật, một người đàn ông trưởng thành, để lẩy ra những nỗi trăn trở rất thường trực. Không ngoa khi nói rằng, cuộc chạy của Rabbit, thực chất là một cuộc chạy đua nội tâm, hoài nhớ và day dứt về ký ức.

Tác giả đã tạo nên một câu chuyện chất chứa nhiều tầng, nhiều lớp, để độc giả tiếp cận bằng nhiều góc độ, và tái tạo lại tác phẩm bằng những góc cạnh khác nhau. Có lẽ đó cũng là điểm khiến Rabbit ơi chạy đi luôn giữ được sức hút sau nhiều năm ra mắt.

Rabbit oi,  chay di anh 1
Tác phẩm Rabbit ơi, chạy đi của John Updike.

Rabbit tuyệt nhiên không phải là một kẻ xấu xa, như lời vợ anh nói. Bản thân Rabbit cũng không phải kẻ trốn tránh trách nhiệm, như nhiều người lầm tưởng. Anh chỉ không thể dừng lại. Bản năng của anh là chạy, dù rằng chạy qua chạy lại cũng chỉ là một vòng tròn của những biến động đầy mất mát. Rabbit càng chạy càng lún sâu vào vực thẳm của sự đau khổ.

Trạng thái của Rabbit là trạng thái mà bất cứ một người đàn ông nào cũng từng trải qua, vừa ham muốn, vừa chán nản, vừa mê đắm lại vừa hờ hững, để rồi tất cả tụ trong nỗi mỏi mệt, bởi đời sống này là sự mắc kẹt. Tác phẩm vì vậy vừa tạo nên được một cá tính điển hình lại vừa đậm tính phổ quát, mang lại cảm giác gần gũi cho người đọc. Trạng thái của Rabbit thực chất là trạng thái của  nước Mỹ, hay là trạng thái của cả nhân loại.

Hôn nhân liệu có là mãi mãi?

Các cặp uyên ương cho rằng đám cưới là cái kết đẹp nhất của tình yêu. Bằng câu chuyện về đôi vợ chồng đứng trước vực thẳm hôn nhân, Magdalena Witkiewicz chứng minh điều ngược lại.

Cuốn sách của John Updike dù viết về sự di chuyển, nhưng không khí truyện của ông lại vô cùng ngột ngạt và đầy những bất an. Cách ông miêu tả chi tiết từng con đường, ngõ ngách, đồ vật, cách đặc tả những cuộc độc thoại nội tâm nhân vật, khiến bối cảnh câu chuyện càng lúc càng co hẹp lại, bủa vây độc giả bằng một không khí nặng nề ảm đạm.

Rabbit làm người ta băn khoăn vì những câu hỏi: Anh ta muốn gì? Anh ta chạy trốn hay chạy để đến đích? Khi chạy anh “cảm thấy tự do như dưỡng khí ở khắp quanh mình”, nhưng rồi “anh ta sẽ quay về vì chính lý do khiến anh ta đã bỏ đi. Tính anh ta nghiêm ngặt. Anh ta phải bay trọn vòng”. Updike đã đặt ra những vấn đề nhân sinh cơ bản nhất của loài người trong xã hội hiện đại đầy bất trắc này.

Rabbit oi,  chay di anh 2
Nhà văn John Updike thời kỳ viết Rabbit ơi, chạy đi. Ảnh: New York Times.

Sau khi học xong đại học, John Updike dành toàn bộ tâm trí để viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Nhân mã (Centaur). Cuốn sách đã mang lại cho ông giải National Book Award, một trong những giải thưởng văn học cao quý của Mỹ.

Lúc này Updike đã 32 tuổi. Nhưng điều đã nâng ông lên đỉnh cao trong giới văn học và truyền thông chính là câu chuyện về Harold Rabbit, cựu ngôi sao bóng rổ được niềm tin vào Chúa trời và giấc mơ Mỹ thúc đẩy, được công bố lần đầu tiên vào năm 1960.

Rabbit ơi, chạy đi là cuốn sách đầu tiên trong bộ tiểu thuyết về Rabbit của John Updike. Ngoài ra, ông còn là tác giả của hơn hai mươi tiểu thuyết và trên chục tập truyện ngắn, thơ, phê bình nghệ thuật, phê bình văn học và sách thiếu nhi. Ông còn đều đặn viết cho mục điểm sách của tờ The New York Time.

Đỗ Hoàng Diệu: 'Văn chương mà cứ hơn hớn thì kinh lắm'

10 năm sau hiện tượng “Bóng đè”, Đỗ Hoàng Diệu trở lại với “Lam vỹ”. Tiểu thuyết viết về bóng tối, giống tính cách ưa một mình, thích những cuốn sách u buồn của Diệu.

Thủy Nguyệt

Bạn có thể quan tâm