Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quy ước giờ mùa hè mà Mỹ định áp dụng vĩnh viễn là gì?

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật áp dụng vĩnh viễn quy ước giờ mùa hè (DST). Động thái này chấm dứt việc thay đổi giờ đồng hồ 2 lần mỗi năm, nhưng đang gây nhiều tranh cãi.

Gio tiet kiem anh sang ban ngay anh 1

“Xuân tiến, thu lùi" là hoạt động thay đổi giờ diễn ra hai lần mỗi năm đối với hầu hết người Mỹ trong suốt hơn một thế kỉ. Đây là quy ước chỉnh đồng hồ nhanh hơn một tiếng vào mùa xuân và chậm hơn một tiếng vào mùa thu so với giờ tiêu chuẩn tại một số nước.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh thời gian hàng năm được cho là ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Trong bối cảnh đó, mặc dù dư luận còn nhiều tranh cãi, Thượng viện Mỹ ngày 15/3 đã nhất trí thông qua một dự luật để giữ giờ mùa hè, hay giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (Daylight Saving Time - DST), thành quy ước kéo dài mãi mãi trên khắp nước Mỹ.

Vì sao lại có thêm giờ DST?

Ý tưởng tiết kiệm ánh sáng ban ngày được cho là bắt nguồn từ thế kỷ XVIII, do Benjamin Franklin, nhà phát minh và chính trị gia người Mỹ khởi xướng.

Ông cho rằng người dân có thể giảm thời gian sử dụng nến bằng cách dậy sớm hơn vào buổi sáng, đồng thời tận dụng ánh sáng ban ngày để làm việc.

Cách làm này lần đầu tiên được Đức thông qua như một chính sách chính thức trong Thế chiến thứ nhất. Bằng cách thêm một giờ ban ngày vào buổi chiều tối, họ có thể tiết kiệm được chi phí năng lượng như than đá.

Các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, sau đó cũng áp dụng ý tưởng vặn ngược đồng hồ vào năm 1918, nhưng không có một hệ thống quốc gia thống nhất.

Trong bối cảnh đó, năm 1966, để tránh các bang hoạt động theo múi giờ khác nhau, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật Thời gian thống nhất thiết lập trật tự.

Đến năm 2005, việc điều chỉnh đồng hồ tăng thêm một tiếng vào chủ nhật thứ hai của tháng 3 (mùa xuân) cũng như lùi lại một tiếng vào Chủ nhật đầu tiên trong tháng 11 (mùa thu) dường như đã trở thành quy ước bắt buộc ở hầu hết nước Mỹ.

Tuy nhiên, một số nơi như bang Hawaii và phần lớn bang Arizona, cùng các lãnh thổ hải ngoại của Mỹ, bao gồm Samoa, Guam, Quần đảo Bắc Mariana, Puerto Rico và Quần đảo Virgin không áp dụng giờ DST.

Dự luật của Thượng viện Mỹ đề xuất điều gì?

Mới đây, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật được gọi là Đạo luật Bảo vệ Ánh dương, vặn ngược đồng hồ một tiếng so với giờ tiêu chuẩn. Nếu được Hạ viện thông qua và Tổng thống Joe Biden ký ban hành thành luật, giờ DST sẽ được áp dụng vĩnh viễn trên toàn quốc, chấm dứt thông lệ đổi giờ mùa đông và mùa hè.

Các bang vẫn có quyền lựa chọn duy trì theo thời gian chuẩn hiện tại hoặc sẽ dùng giờ mùa hè cho suốt cả năm. Dự luật của Thượng viện đề xuất luật bắt đầu có hiệu lực vào tháng 11/2023, để giúp các hãng hàng không và doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị cho những thay đổi về lịch trình.

Bắt đầu từ Florida vào năm 2018, một số bang đã thông qua luật áp dụng giờ DST nếu luật liên bang cho phép, bao gồm Alabama, Georgia, Louisiana, Maine, Minnesota, Mississippi, Montana, Oregon, South Carolina, Tennessee, Utah và Washington.

Lợi ích của việc này là gì?

Nếu luật được thông qua, người Mỹ sẽ không bao giờ cần phải chỉnh lại đồng hồ lùi một tiếng, và mất một giờ buổi chiều vào mùa thu hay mùa đông.

Trước đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay đổi đồng hồ hai năm một lần theo chu trình “xuân tiến, thu lùi" có thể gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian thay đổi giờ, số người bị gián đoạn giấc ngủ, cũng như tỷ lệ đau tim, đột quỵ và tai nạn xe hơi gia tăng.

Vì vậy, việc áp dụng quy ước giờ DST vĩnh viễn có thể ngăn chặn những điều này.

Với việc vặn ngược đồng hồ một tiếng, các nhà kinh tế cũng lập luận rằng nhà hàng, cửa hàng bán lẻ cùng cơ sở kinh doanh hoạt động giải trí, như câu lạc bộ golf, sẽ được hưởng lợi khi có thêm ánh sáng vào buổi tối.

Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia, đại diện cho các nhà bán lẻ trên một số quốc gia, cùng Phòng Thương mại Mỹ cũng ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng thời gian DST như một cách thúc đẩy nền kinh tế. Theo một báo cáo của JPMorgan Chase Institute, người mua sắm chi tiêu ít hơn 3,5% tại các cửa hàng bán lẻ trong tháng sau khi kết thúc giờ mùa hè và trở lại giờ tiêu chuẩn.

Ngoài ra, một số người cho rằng việc này thậm chí còn có thể làm giảm tỷ lệ tội phạm, như câu nói: “Ánh sáng ban ngày càng dài, tôi càng ít làm sai” (the longer the daylight, the less I do wrong).

Một phân tích cho thấy thị trường chứng khoán cũng tăng nhiều hơn trong những tháng áp dụng giờ DST so với giờ tiêu chuẩn, mặc dù chỉ một phần nhỏ.

Vì sao một số người phản đối?

Vấn đề lớn nhất là việc chấp nhận lùi một giờ vĩnh viễn so với giờ tiêu chuẩn sẽ khiến các buổi sáng mùa đông ở Mỹ trở nên tối tăm hơn. Điều đó có nghĩa là các hoạt động của con người, như người lớn đi làm, trẻ em đi học sẽ diễn ra trong bóng tối nhiều hơn.

Học viện Y học Giấc ngủ Mỹ đã phản đối đề xuất này và cho biết đồng hồ sinh học của con người thích ứng tốt hơn với giờ tiêu chuẩn. Tổ chức này kêu gọi loại bỏ quy ước “Xuân tiến, thu lùi" và cả dự luật áp dụng giờ DST vĩnh viễn.

Trên thực tế, trước đó, Mỹ cũng đã từng thử nghiệm áp dụng giờ DST vĩnh viễn trong khoảng 16 tháng vào những năm 1970. Tổng thống Richard Nixon đã ký thay đổi luật vào tháng 1/1974, ngay sau biến động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 khi giá khí đốt tăng vọt. Tuy nhiên, việc áp dụng luật này sau đó không thể tiếp tục khi người dân phải đối mặt với những buổi sáng mùa đông tối tăm.

Năm 2014, Nga cũng đã đảo ngược quyết định sử dụng giờ DST vĩnh viễn sau khi người dân nước này phải vật lộn với bóng tối kéo dài trong suốt mùa đông.

Mỹ lập biệt đội săn tìm tài sản của tỷ phú Nga

Mỹ đã thành lập một đội đặc nhiệm mới để thực hiện cam kết "thu giữ và đóng băng" những con thuyền khổng lồ, bất động sản và tài sản đắt giá khác của giới tinh hoa Nga.

Bà Hillary Clinton cảm ơn Nga sau khi bị đưa vào danh sách trừng phạt

Sau khi bị Nga đưa vào danh sách trừng phạt, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đáp trả, nói rất biết ơn Moscow vì “giải thưởng thành tựu trọn đời”.

Tiem nang 25 ty USD cua thit nhan tao hinh anh

Tiềm năng 25 tỷ USD của thịt nhân tạo

0

Chính phủ Mỹ đã cấp những giấy phép đầu tiên cho 2 doanh nghiệp bán thịt gà được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới làm điều này.

Minh An

Bạn có thể quan tâm