Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quy trình khai thác nhung hươu ở Nga

Người thợ dùng cưa điện cắt rời cặp sừng nhung trước khi rạch một đường nhỏ vào tĩnh mạch trên cổ hươu để lấy máu. Con vật đau đớn, giãy giụa do không có thuốc gây mê.

Hươu Maral (một loài hươu đỏ) phân bố chủ yếu ở dãy núi Altai, miền nam Siberia. Tại đây, các trang trại nuôi hươu mọc lên nhằm khai thác nhung và máu. Nhiều người cho rằng chúng là những phương thuốc quý cho sức khỏe con người.

Chủ trang trại đưa hươu vào một căn phòng để cắt nhung, đặt đầu nó lên bệ đá và cố định bằng dây thừng. Khoảng 4-5 người đàn ông khỏe mạnh cắt nhung. Mọi thao tác diễn ra nhanh chóng.

Người thợ dùng cưa điện cắt rời cặp gạc nhung khiến con vật đau đớn, giãy giụa. Mikhail, chủ một trang trại, tưởng tượng cảm giác như bàn tay đang bị cắt. Tuy nhiên, những thợ khác cho rằng việc cắt gạc nhung chỉ giống như con người cắt móng tay.

Người ta kẹp chân con vật giữa các thanh sắt khiến nó không thể nhúc nhích.

Sau đó, họ rạch một đường nhỏ vào tĩnh mạch trên cổ hươu để lấy khoảng 3 lít máu. Sau đó người thợ đắp đất sét hoặc bột đông máu lên vết thương.

Siberia xuất khẩu phần lớn gạc hươu sang Hàn Quốc và các quốc gia châu Á khác để chế biến thành thuốc tăng cường sinh lực cho nam giới. Trong khi đó, nhiều phụ nữ sử dụng máu hươu để làm chậm quá trình lão hóa.

Huyết nhung (máu chảy ra từ sừng) là phần tinh túy nhất. Người ta thường pha chúng với rượu và tin rằng đây là phương thuốc đại bổ, có khả năng chữa nhiều bệnh.

Công nhân ngâm gạc nhung vào nước nóng và nước lạnh để có thể bảo quản trong thời gian dài trước khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Sau một năm, sừng mới mọc lên và con hươu lại chịu đau đớn như lần trước. Người ta có thể khai thác nhung của một con hươu trong khoảng 15 năm.

“Việc lấy nhung mà không tiêm thuốc gây mê khiến các con vật đau đớn. Đây là hành động man rợ và thể hiện sự tàn ác của con người với động vật. Tăng cường sức khỏe bản thân trên sự đau đớn của các loài động vật không phải là điều nên làm của con người ở thế kỷ 21”, Irina Novozhilova, giám đốc Trung tâm bảo vệ động vật Vita của Nga, bình luận.

500 con tê giác lơ lửng theo trực thăng đi lánh nạn

Nam Phi quyết định di tản khoảng 500 con tê giác khỏi vườn quốc gia tới nơi an toàn để tránh nạn săn bắn trái phép.


Tống Hoa

Ảnh: The Siberian Times

Bạn có thể quan tâm