Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quỹ ngoại đua gom cổ phần Vinamilk bất thành

Hai cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk là F&N Dairy Investments và Platinum Victory liên tục đăng ký mua vào lượng cổ phiếu VNM giống nhau nhưng đến nay đều không thành công.

Cổ đông ngoại của Vinamilk - Platinum Victory - mới đây đã có thông báo về việc chưa mua thành công đủ lượng cổ phiếu đã đăng ký trong tháng 4 do yếu tố thị trường không thuận lợi.

Cụ thể, cuối tháng 3 vừa qua, quỹ ngoại Platinum Victory và Công ty TNHH Đầu tư SCIC (SIC) đăng ký mua vào lần lượt gần 21 triệu cổ phiếu và 500.000 cổ phiếu VNM với mục đích gia tăng sở hữu tại Vinamilk. Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký cả 2 tổ chức này đều không mua được bất kỳ cổ phiếu nào với lý do điều kiện thị trường không thuận lợi.

Hiện tại, trong khi SIC chưa nắm bất kỳ cổ phiếu VNM nào, thì quỹ Platinum Victory đã sở hữu gần 222 triệu cổ phiếu, tương đương 10,62% vốn doanh nghiệp.

Ngay sau đợt thu mua bất thành kể trên, quỹ Platinum Victory lại tiếp tục đăng ký mua vào đúng lượng cổ phiếu VNM này trong thời gian từ 5/5 đến 3/6.

Thực tế, đây không phải lần đầu quỹ ngoại này đăng ký mua vào cổ phần Vinamilk. Từ năm 2018 đến nay, sau mỗi lần không mua đủ số lượng cổ phiếu VNM đăng ký, quỹ ngoại này lại đăng ký mua thêm lượng cổ phiếu mới.

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CỦA VINAMILK HIỆN NAY

NhãnSCICNhóm F&N Dairy InvestmentsPlatinum VictoryCổ đông khác
Tỷ lệ sở hữu vốn % 3621.3910.6231.99

Platinum Victory đầu tư lần đầu vào Vinamilk từ cuối năm 2017. Trong đó, quỹ đầu tư này thuộc sở hữu của Jardine Cycle & Carriage (JC&C) - một tập đoàn đầu tư đa ngành có trụ sở tại Singapore. Tuy nhiên, JC&C lại là công ty con do Jardin Matheson Group (trụ sở tại Hong Kong) sở hữu 75% vốn.

Đây là tập đoàn được thành lập từ năm 1832 bởi 2 doanh nhân người Scotland là William Jardine và James Matheson. Hiện giám đốc điều hành của tập đoàn này cũng là Ben Keswick, thành viên thuộc gia tộc tỷ phú Keswick, gốc Scotland.

Không chỉ Platinum Victory liên tục bày tỏ tham vọng tăng tỷ lệ sở hữu tại Vinamilk, một quỹ ngoại khác cũng liên tục đăng ký mua gom cổ phần doanh nghiệp sữa này là F&N Dairy Investment - quỹ đầu tư của Tập đoàn Fraser & Neave (Singapore) - thuộc sở hữu của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

Cả F&N Dairy Investment và Platinum Victory hiện cũng là 2 cổ đông ngoại lớn nhất tại Vinamilk với tỷ lệ sở hữu lần lượt đạt 18,69% và 10,62%. Hai quỹ này cũng là những cổ đông Vinamilk hoạt động sôi nổi nhất trên thị trường khi liên tục đăng ký mua vào hàng chục triệu cổ phiếu VNM.

Đáng chú ý, số lượng cổ phiếu VNM hai quỹ đầu tư này đăng ký mua một đợt đều trùng nhau và cùng thời gian giao dịch.

Quy ngoai dua gom co phan Vinamilk bat thanh anh 1

Diễn biến giá cổ phiếu VNM từ đầu năm đến nay. Nguồn: Tradingview.

Như giai đoạn năm 2018-2019, số lượng cổ phiếu VNM đăng ký mua của hai quỹ này đều là 14,5 triệu cổ phiếu. Đến đầu năm 2020, khi F&N Dairy Investment nâng số lượng đăng ký mua lên gần 21 triệu cổ phiếu/đợt thì Platinum Victory cũng nâng số lượng đăng ký mua lên đúng bằng số này.

Tuy nhiên, lần gần nhất quỹ đầu tư của tỷ phú Thái Lan mua được thêm cổ phiếu VNM là tháng 4/2020 với số lượng 6,6 triệu đơn vị. Trong khi đó, kể từ tháng 7/2018 đến nay, quỹ Platinum Victory chưa mua thêm được bất kỳ cổ phiếu VNM nào.

Ngoài ra, tại Vinamilk hiện cũng có quỹ đầu tư F&N BEV Manufacturing (liên quan F&N Dairy Investments) đang nắm 2,7% vốn doanh nghiệp và một số quỹ ngoại khác là Employees Provident Fund Board nắm 1,27%; The Emerging Markets Funds of The Genesis Group Trust for Employee Benefit Plans nắm 1,18%; Matthews Pacific Tiger Fund nắm 0,94%...

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM đang rơi vào giai đoạn giảm giá bất chấp thị trường chung liên tục tăng trưởng.

Tính từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu VNM đã giảm hơn 15% từ vùng giá đỉnh 110.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 1. Hiện thị giá VNM giao dịch trên sàn chứng khoán là 92.400 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 20% so với mức đỉnh 115.000 đồng ghi nhận vào giữa tháng 1.

Vinamilk muốn thu hơn 62.000 tỷ đồng năm nay

Nếu thực hiện thành công kế hoạch này, đây sẽ là mức doanh thu cao kỷ lục mà nhà sản xuất và tiêu thụ sữa lớn nhất thị trường Việt Nam ghi nhận được.

Kido và Vinamilk lập liên doanh nước giải khát 400 tỷ đồng

Trong khi Kido là doanh nghiệp chiếm thị phần tiêu thụ kem lớn nhất trong nước, Vinamilk cũng là doanh nghiệp số một trong thị trường sữa nước Việt Nam.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm