Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quy định trên trời: Nhiệt độ nơi bán bia không quá 30 độ C

Theo các doanh nghiệp, chuyên gia, quy định cơ sở kinh doanh bia phải có nhiệt độ dưới 30 độ C là thiếu tính khả thi và rất khó khăn, tốn kém để luật đi vào thực tế.

Bộ Công Thương vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia. Theo đó,các cơ sở kinh doanh bia phải đảm bảo nhiệt độ dưới 30 độ C, người bán phải có chứng nhận an toàn thực phẩm và có trang phục riêng.

Các cơ sở bán bia cũng yêu cầu phải có hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản nhằm bảo đảm thông thoáng ở các khu vực, bảo đảm nhiệt độ nơi kinh doanh không quá 30 độ C. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Người trực tiếp kinh doanh bia phải mặc trang phục riêng; không hút thuốc, khạc nhổ tại nơi kinh doanh. 

Lại một quy định trên trời với nhiệt độ nơi bán bia không quá 30 độ C.
Theo ý kiến của không ít người, quy định nhiệt độ nơi bán bia không quá 30 độ C là thiếu thực tế.

Các sản phẩm bia phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 15 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50cm. Đối với các sản phẩm bia hơi cần bảo quản trong kho lạnh và được duy trì điều kiện bảo quản lạnh liên tục 24/24 giờ theo mức nhiệt độ yêu cầu.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát cho rằng quy định này thiếu tính khả thi và rất khó áp dụng tại Việt Nam. “Tôi nghĩ rằng đây là một quy định trái khoáy gây khó cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh bia. Lực lượng nào sẽ quản lý quy định này, hàng ngày đi kiểm tra nhiệt độ của nơi bán để xử phạt. Chuyện trang phục riêng cũng vậy, trang phục riêng như thế nào phải quy định rõ chứ mặc quần áo khác nhau cũng là trang phục riêng rồi”, ông Việt nói.

Ngoài ra, ông Việt cho biết khí hậu nắng nóng của Việt Nam cùng với thói quen uống bia giải khát ở các quán bình dân, quán vỉa hè, lòng đường khiến quy định này rất xa vời và khó có thể áp dụng vào thực tế. Ông Việt bày tỏ: “Chính phủ cùng các Bộ ngành hiện nay đang quan tâm và có nhiều cuộc tiếp xúc lắng nghe vướng mắc, gỡ khó để doanh nghiệp phát triển. Các nhà hoạch định chính sách trước khi công bố một dự thảo hãy đặt mình vào vị trí của nhiều bên xem có hợp lý, hợp tình  không. Quy định nào không hợp lý, không tính khả thi thì nên bỏ đi để doanh nghiệp còn có động lực phát triển”.

Trong khi đó, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng quy định này có nhiều bất cập. “Siêu thị chúng tôi bán bia bao năm đến bây giờ còn chưa đáp ứng đủ yêu cầu về nhiệt độ nói gì đến các các đơn vị kinh doanh manh mún, hàng quán vỉa hè, bình dân”. Ông Phú cũng cho rằng những quy định không có tính thực tế, mang tính lý thuyết thì không nên đưa vào dự thảo.

Trước đó, Vụ Công Nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương đã gỡ bỏ quy định cấm bán bia vỉa hè vì sợ chồng chéo trong các văn bản luật. Đồng thời Vụ Công Nghiệp nhẹ cũng chuyển từ cấm sang cảnh báo in trên chai, vỏ lon bia đối với các hành vi sau: bán bia cho người có thai, đang trong thời gian cho con bú, người có biểu hiện say…

Bán bia hơi tại Hà Nội 'hốt bạc' tháng nào trong năm?

3 tháng có nhiều nắng nhất trong năm tại Hà Nội gồm tháng 6,7,8 có thể xem là mùa kinh doanh bận rộn của các quán bia Thủ đô.

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/nhiet-do-noi-ban-bia-khong-qua-30-do-c-lai-mot-quy-dinh-tren-troi-201410071128206279ca33.chn

Theo Hướng Dương/ Infonet

Bạn có thể quan tâm