* Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.
* Lễ viếng bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25/7 và từ 7h đến 13h ngày 26/7. Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7.
* Lễ an táng lúc 15h cùng ngày 26/7 tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội.
* Lễ viếng, Lễ truy điệu được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà Tổng Bí thư ở huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
-
Chủ tịch nước kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ tang Tổng Bí thư
Sáng 24/7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thắp hương tại Đài Tổ quốc ghi công, kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Phần mộ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm ở phía phải của Đài Tổ quốc ghi công (nghĩa trang Mai Dịch), phía sau phần mộ của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, gần phần mộ của cố Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ.
Cùng đi với Chủ tịch nước Tô Lâm trong đoàn kiểm tra có Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Nguyễn Văn Nghĩa và lãnh đạo các đơn vị.
-
Hà Nội cấm 11 tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư
Trong hai ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều tuyến đường ở Hà Nội cấm triệt để phương tiện lưu thông. Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện trong hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25-26/7).
Trong đó, một số tuyến đường cấm tuyệt đối: Từ 6h đến 23h ngày 25/7 và từ 6h đến 14h30 ngày 26/7, cấm các phương tiện (trừ xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ Lễ Quốc tang) lưu thông trên các tuyến đường: Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ (đoạn từ Lò Đúc đến Tăng Bạt Hổ), Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Lò Đúc đến Trần Thánh Tông), Yec-Xanh, Trần Thánh Tông, Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn (đoạn từ Nguyễn Cao đến Yec-Xanh), Nguyễn Cao (đoạn từ Lê Quý Đôn đến Nguyễn Huy Tự), Hàng Chuối (đoạn từ Hàn Thuyên đến Nguyễn Công Trứ) và đường Trần Khánh Dư (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lê Quý Đôn).
Từ 14h đến 18h ngày 26/7, cấm các phương tiện lưu thông trên tuyến Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Lê Đức Thọ đến Nguyễn Cơ Thạch).
-
ASEAN ra tuyên bố chung chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lãnh đạo các nước ASEAN bày tỏ tiếc thương và khẳng định, sự nghiệp, cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ luôn được ghi nhớ.
Sáng 24/7, lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, thể hiện tinh thần đoàn kết của ASEAN sát cánh cùng Việt Nam trước tổn thất và đau thương to lớn này.
Tuyên bố của lãnh đạo các nước ASEAN chia sẻ: "Chúng tôi vô cùng thương tiếc khi nhận được tin Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào ngày 19 tháng 7 năm 2024.
Trong thời điểm đau buồn và tiếc thương này, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và người thân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính phủ và nhân dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Ảnh: Vietnamnet.
-
Không khí tại TP.HCM trước Lễ Quốc tang Tổng Bí thư
Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt ở khu vực trước Hội trường Thống Nhất tại TP.HCM. Chị Hà Thị Hoàn (26 tuổi) đến nơi tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để dành một phút mặc niệm cho người lãnh đạo. Hoàn sẽ quay lại vào buổi chiều để đăng ký viếng Tổng Bí thư. “Hình ảnh chiếc áo tay ngắn tay dài của bác Nguyễn Phú Trọng khiến mình xúc động, không kìm được nước mắt”, Hoàn chia sẻ.
-
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi chỉ đạo sự kiện
Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm Trưởng ban Ban Tổ chức Lễ viếng và Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có mặt tại Dinh Thống Nhất lúc 6h. Các lực lượng chức năng cũng đã triển khai từ sớm cho sự kiện.
-
Tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Các đoàn viếng bắt đầu vào Hội trường Thống Nhất lúc 6h30
-
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng Ban tổ chức lễ tang, đọc thông cáo đặc biệt tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đại tá Nguyễn Trung Tâm, Chính ủy Đoàn Nghi lễ Quân đội, thông báo đến giờ tổ chức lễ Quốc tang; trân trọng mời lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia quyến ổn định vị trị để bắt đầu lễ viếng.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lương Cường, Trưởng Ban tổ chức lễ tang đọc thông cáo đặc biệt tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương, sinh ngày 14/4/1944; quê quán xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Thường trú tại nhà số 5, phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Tổng Bí thư mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến.
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lương Cường, Trưởng Ban tổ chức lễ tang. Ảnh: TTXVN.
-
Lễ viếng Tổng Bí thư bắt đầu lúc 7h
Phu nhân Tổng Bí thư, bà Ngô Thị Mận, và dòng họ Nguyễn Phú tại Lễ Quốc tang. Ảnh: Quốc Phong, TTXVN.
-
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao tại Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao tại Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào viếng
Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào viếng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào viếng
Đoàn Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào viếng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào viếng
Đoàn Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào viếng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào viếng
Đoàn Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào viếng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn Cuba vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn Cuba vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Tâm sự của người dân trong Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bà Nguyễn Thị Sinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã có một đêm thức trắng để chờ đến giờ tới Lễ viếng. Từng phục vụ tiền tuyến trong kháng chiến chống Mỹ, bà luôn cảm phục cuộc đời cách mạng của Tổng Bí thư. “Hôm nay, chồng tôi quyết định nghỉ ở nhà trông cháu để tôi có thể tới viếng bác Trọng. Được gửi lời tri ân thành kính tới bác Trọng là tâm nguyện của vợ chồng tôi”, bà Sinh chia sẻ. Ảnh: Việt Hà.
-
Các đoàn nước ngoài vào viếng Tổng Bí thư
Đoàn Indonesia, Australia vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào viếng
Đoàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Thường trực Ban Bí thư, Phó trưởng ban thường trực Lương Cường dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào viếng
Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an vào viếng
Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Bộ trưởng Lương Tam Quang làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn Hà Nội vào viếng Tổng Bí thư
Đoàn Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, dẫn đầu vào viếng. Ảnh: Quốc Phong.
-
Bạn Đại học vào viếng Tổng Bí thư
Đoàn cựu sinh viên lớp văn, khóa 8, Đại học Tổng hợp Hà Nội, vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Quốc Phong.
-
Đoàn các Ban Đảng vào viếng
Đoàn Ban Tổ chức Trung ương do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Quốc Phong.
Đoàn Ủy ban Kiểm tra Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm trưởng đoàn vào viếng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
Đoàn Ban Nội chính Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm trưởng đoàn vào viếng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
-
Đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương vào viếng
Đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Quốc Phong.
-
Video lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Đoàn TP.HCM vào viếng ở Hội trường Thống Nhất
Khoảng 8h30, đoàn Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TP.HCM vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hội trường Thống Nhất. Ảnh: Duy Hiệu.
-
Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi Sổ tang
-
Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tưởng niệm cố Tổng Bí thư
Các cán bộ, giảng viên cùng học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội) tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Việt Linh.
-
Treo cờ rủ tại nhà dàn DK1/9 Trường Sa
Treo cờ rủ tại nhà dàn DK1/9 Trường Sa sáng ngày 25/7. Nguồn: Cục Chính trị - BTL Hải quân.
-
Các đoàn quốc tế vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Campuchia, Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ
Đoàn Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen dẫn đầu.
Bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những công trình nổi bật của NXB Chính trị Quốc gia Sự thật; gồm hai tập, tập một gồm các bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư đăng trên báo Nhân Dân từ năm 2011-2014. Tập 2 là những bài từ năm 2015-2017.
Nội dung sách tập trung vào các vấn đề đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc; chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...