Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quốc hội phê chuẩn 4 phó thủ tướng và 22 bộ trưởng, trưởng ngành

26 thành viên Chính phủ vừa được Quốc hội phê chuẩn đã giúp kiện toàn bộ máy Chính phủ khóa mới với 27 thành viên, gồm Thủ tướng, 4 phó thủ tướng và 22 bộ trưởng, trưởng ngành.

Chiều 28/7, Quốc hội biểu quyết thông qua các nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên Chính phủ. Như vậy, công tác kiện toàn bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV đã được hoàn tất với 27 thành viên Chính phủ, gồm Thủ tướng, 4 phó thủ tướng và 22 bộ trưởng, trưởng ngành.

Giảm 1 phó thủ tướng

4 phó thủ tướng vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm gồm:

- Phó thủ tướng Phạm Bình Minh

- Phó thủ tướng Lê Minh Khái

- Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

- Phó thủ tướng Lê Văn Thành

phe chuan bo nhiem 26 thanh vien Chinh phu anh 1

Bộ máy lãnh đạo Chính phủ gồm Thủ tướng Phạm Minh Chính và 4 phó thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam và Lê Văn Thành. Đồ họa: Như Ý.

Như vậy, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ khóa XV bằng với khóa XIV, song có điểm khác là giảm 1 phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực nội chính, và 1 phó thủ tướng khác không còn kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao.

Trong bộ máy lãnh đạo Chính phủ khóa này, có 2 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, 1 Bí thư Trung ương Đảng là ông Lê Minh Khái.

Hai trong số bốn phó thủ tướng vừa được phê chuẩn bổ nhiệm giữ cương vị từ đầu nhiệm kỳ khóa XIV và nay tái cử, là các ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Riêng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhiệm kỳ này sẽ không còn kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao.

phe chuan bo nhiem 26 thanh vien Chinh phu anh 2

Bộ máy của Chính phủ 2021-2026 ra mắt Quốc hội. Ảnh: Thuận Thắng.

Hai phó thủ tướng còn lại là các ông Lê Minh Khái và Lê Văn Thành hơn 3 tháng trước đã được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn bổ nhiệm. Khi đó ông Khái đang là Tổng Thanh tra Chính phủ, còn ông Lê Văn Thành giữ cương vị Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Ông Thành cũng là phó thủ tướng duy nhất hiện nay được bổ nhiệm từ vị trí lãnh đạo địa phương.

2 thành viên Chính phủ là nữ, 2 người thuộc thế hệ 7X

22 bộ trưởng, trưởng ngành được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm gồm:

1. Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phan Văn Giang

2. Bộ trưởng Công an, đại tướng Tô Lâm

3. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

4. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

5. Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long

6. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

7. Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc

8. Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên

9. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

10. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể

11. Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

12. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

13. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

14. Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

15. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

16. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

17. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

18. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

19. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn

20. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

21. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

22. Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

Trong số 22 bộ trưởng, trưởng ngành này, có 2 người cùng mang hàm đại tướng và cùng là Ủy viên Bộ Chính trị, là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. 20 người còn lại đều là Ủy viên Trung ương khóa XIII.

Có 12 trong số 22 bộ trưởng, trưởng ngành hơn 3 tháng trước đã được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn bổ nhiệm. Phần lớn trong số đó, gồm 7 người, đều là những “nhân sự tại chỗ”, từng giữ cương vị thứ trưởng trước khi được phê chuẩn bổ nhiệm làm bộ trưởng, như bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Xây dựng, Văn phòng Chính phủ…

5 người còn lại được chuyển từ các vị trí khác, như Bộ trưởng Tài chính do ông Hồ Đức Phớc, khi đó giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước đảm nhiệm; Tổng Thanh tra Chính phủ do ông Đoàn Hồng Phong, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, nắm giữ; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo do ông Nguyễn Kim Sơn, khi đó là Giám đốc Đại học Quốc gia, đảm nhiệm.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng là trường hợp khác biệt khi được giao trọng trách trong thời điểm đang giữ chức Phó ban Tuyên giáo Trung ương. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh được giao nhiệm vụ khi đang là Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

10 bộ trưởng, trưởng ngành còn lại là những người đã giữ chức vụ từ nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV tái cử.

Trong số các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị là tư lệnh ngành trẻ nhất - sinh năm 1976. Tư lệnh ngành còn lại thuộc thế hệ 7X là ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Bộ máy Chính phủ lần này có 2 thành viên nữ là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Bà Trà và bà Hồng cũng đồng thời là các nữ tư lệnh đầu tiên của ngành nội vụ và ngân hàng. Số thành viên Chính phủ nữ khóa này nhiều hơn một người so với đầu nhiệm kỳ khóa XIV, khi đó, chỉ có Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là nữ.

Bộ máy lãnh đạo Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Nhiệm kỳ 2021-2026, bộ máy lãnh đạo Chính phủ gồm Thủ tướng Phạm Minh Chính, 4 phó thủ tướng và 22 bộ trưởng, trưởng ngành - giảm một phó thủ tướng so với khóa trước.

Chính phủ khóa mới có 27 thành viên, giảm 1 phó thủ tướng

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV với 27 thành viên Chính phủ, giảm 1 phó thủ tướng so với khóa trước.

Hoài Thu

Bình luận

Bạn có thể quan tâm