Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quan tham Trung Quốc và những bê bối quanh chiếc thẻ xanh Mỹ

Nhiều quan chức tham nhũng, doanh nhân Trung Quốc biển thủ số tiền lớn rồi chạy trốn sang Mỹ, tìm cách nhập tịch bằng cách đầu tư vào bất động sản và hưởng cuộc sống xa hoa.

Ngay cả trước khi cái tên Wei Chen xuất hiện trong danh sách truy nã của chính phủ Trung Quốc, người ta đã phát hiện ra nhiều lỗ hổng trong câu chuyện thành công của doanh nhân nhập cư này trên đất Mỹ.

Năm 2014, ông Wei bị đối tác kinh doanh khởi kiện với cáo buộc biển thủ 50 triệu USD từ dự án phát triển ở Plantation, bang Florida. Vụ kiện vạch trần rằng ông Wen có tên thật là He Yejun, từng là giám đốc điều hành tại một công ty bia của Trung Quốc.

Khi chính phủ Trung Quốc công bố danh sách 100 tội phạm kinh tế, trong đó 40 người được cho là đã chạy trốn sang Mỹ, nó bao gồm tên ông He Yejun cùng vợ.

quan tham Trung Quoc chay tron sang My anh 1
Wei Chen, người bị tố cáo biển thủ 50 triệu USD, nằm trong danh sách truy nã của chính phủ Trung Quốc. Ảnh: Telegraph.co.uk

Những người này bị cáo buộc biển thủ công quỹ quốc gia trước khi trốn đến Mỹ vào cuối năm 1990. Hồ sơ cho thấy,  các tài sản giá trị mà ông Wei mua sau khi di cư là căn hộ trị giá 2 triệu USD gần Miami, một chiếc xe hơi Bentley và du thuyền dài hơn 20 m được sở hữu thông qua một công ty vỏ bọc.

Danh sách truy nã được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phát động cuộc chiến chống tham nhũng trên toàn quốc, truy bắt những tội phạm kinh tế và thu hồi tài sản bất chính.

Chỉ riêng năm ngoái, 680 người bị tình nghi là tội phạm kinh tế bị buộc hồi hương từ 69 quốc gia và khu vực trong chiến dịch Săn cáo, theo Tân Hoa Xã. Đứng đầu danh sách là Yang Xiuzhu, cựu phó thị trưởng thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Bà Yang trước đây sở hữu tòa nhà 5 tầng trên phố 29 Tây, quận Manhattan, New York.

Điểm đến an toàn

Mỹ được xác định là điểm đến hàng đầu của các quan chức Trung Quốc, cùng với đó là Canada xếp vị trí thứ hai, New Zealand và Australia đứng thứ 3. Giới chức Trung Quốc cho biết, chính sự khó khăn trong việc bàn giao nghi phạm của 4 quốc gia này biến chúng trở thành nơi trú ẩn đặc biệt hấp dẫn đối với tội phạm kinh tế.

"Nhiều quan chức tham nhũng tìm cách trốn sang nước khác bởi họ có thể giấu mình đằng sau những quy định phức tạp về dẫn độ và quyền tài phán", ông Li Zhinmin, người phát ngôn của lãnh sự quán Trung Quốc tại New York, cho biết.

Nhiều người tranh luận liệu danh sách này có phải là những người bị Trung Quốc truy nã gắt gao nhất. Truyền thông Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã gửi cho Washington một danh sách lớn hơn nhiều, lên tới 150 tội phạm, chứ không chỉ là 40.

Cuộc rà soát danh sách này đã cho thấy một loạt nhân vật được cho là đã chạy trốn đến Mỹ, từ những nhân vật cấp cao như bà Yang tới những người bình thường hơn như Qiu Gengmin, một cựu nhân viên xuất khẩu bị buộc tội ăn cắp tiền từ công ty vận tải biển của Na Uy. Tuy nhiên, số lượng quan chức cấp cao trong danh sách rất hạn chế.

Che giấu tài sản khủng

quan tham Trung Quoc chay tron sang My anh 2

Trung Quốc đang nỗ lực truy tìm và dẫn độ quan tham về nước để xét xử. Ảnh: Jschina

Ngày càng nhiều người sử dụng tài khoản ẩn để mua bất động sản cấp cao tại Mỹ, đặc biệt thông qua các công ty bình phong để che giấu quyền sở hữu, New York Times phản ánh. 

Cách thức này dường như cũng được bà Yang sử dụng. Các báo cáo cho thấy, bà Yang đã nhận hối lộ 30 triệu USD khi đang tại chức.

Năm 1996, trong lúc bà Yang vẫn là một quan chức thành phố, công ty thương mại quốc tế I/E New York mua lại tòa nhà 102 trên phố 29 Tây, Manhanttan, với số tiền bí mật. Trong vài tháng, quyền sở hữu nhà được sang tên bà Yang.

Năm 2014, khi một người quản lý tài sản cho bà Yang đuổi một người thuê nhà tại đây, người này nộp hồ sơ tại Tòa án tối cao của bang và nói rằng bà Yang là một kẻ chạy trốn khỏi Trung Quốc. Vào thời gian đó, bà Yang sang tên tòa nhà cho chị dâu ở Bayside, quận Queens với số tiền 550.000 USD. Cùng năm đó, nó được bán lại cho một tổ chức với giá 2,4 triệu USD.

Hiện không ai biết bà Yang đang ở đâu. Vài kênh truyền thông Trung Quốc cho rằng bà đang bị bắt giữ tại Hà Lan. Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York không khẳng định cũng như phủ nhận thông tin này.

quan tham Trung Quoc chay tron sang My anh 3

Căn hộ của ông Chen tại thành phố Aventura, bang Florida của gia ông Wei Chen.

Ảnh: New York Times

Câu hỏi về con đường nhập tịch vào Mỹ

Sự hiện diện của những kẻ phạm tội Trung Quốc tại Mỹ đã đặt ra câu hỏi họ đã nhập cảnh vào Mỹ thế nào. Theo New York Times, vài bằng chứng cho rằng một số người đã nói dối cơ quan di trú.

Qiao Jianjun, 51 tuổi, là người có tên trong danh sách kẻ chạy trốn khỏi Trung Quốc, bị cáo buộc biển thủ gần 4 triệu USD từ các kho chứa lương thực của quốc gia. Ông điều hành kho ở Chu Khẩu từ 1998 đến 2011.

Bản cáo trạng liên bang ở Los Angeles cáo buộc ông Qiao và vợ cũ là Zhao Shilan (bà này không nằm trong danh sách truy nã) nói dối về tình trạng hôn nhân và nguồn vốn để có thị thực theo chương trình EB-5 (chương trình cấp visa cho người nước ngoài đầu tư ít nhất 500.000 vào Mỹ). Cặp vợ chồng mua một ngôi nhà gần thành phố Seatel qua một công ty bình phong.

Tại Florida, đơn xin nhập tịch của vợ ông Wei Chen, bà Huang Hong, 48 tuổi, đã bị từ chối sau khi các quan chức nhập cư buộc tội bà sắp xếp một cuộc hôn nhân giả với người đàn ông khác để nhập quốc tịch Mỹ.

Ở Trung Quốc, ông Chen từng thuộc top 10 người trẻ siêng năng nhất Trung Quốc và điều hành công ty nằm trong nhóm 500 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất đất nước. Năm 1999, ông theo gót bà Huang chạy sang Mỹ. Chính phủ đưa tên cả hai người vào danh sách truy nã với cáo buộc biển thủ.

Người ta chưa rõ ông này nhập tịch vào Mỹ theo cách nào, nhưng hồ sơ tòa án cho thấy ông đã đổi tên vào cùng thời gian này. Khi các đối tác tố cáo ông biển thủ tiền, dự án được đặt trong tình trạng phá sản. Các tin nhắn gửi đến số điện thoại của ông không có hồi đáp.

Giới siêu giàu Trung Quốc đổ tiền 'gom' nhà ở Bắc Mỹ

Những người giàu có Trung Quốc sẵn sàng trả số tiền cao hơn nhiều so với giá mặt bằng chung để sở hữu một căn nhà tại Mỹ hoặc Canada khiến giá bất động sản ở đây tăng chóng mặt.

500.000 USD cho chiếc thẻ xanh Mỹ, rót tiền vào đâu?

Bỏ ra 500.000 USD đầu tư vào một dự án bất động sản tại Mỹ là cách mà giới đại gia Trung Quốc và nhiều nước khác sử dụng để có thẻ xanh và cư trú hợp pháp tại quốc gia này.

Tống Hoa

Bạn có thể quan tâm