Tờ Nhật báo phố Wall hôm qua đưa tin, kể từ khi giành quyền kiểm soát chính phủ hôm 22/5, quân đội Thái Lan đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hàn gắn những rạn nứt trên chính trường và tranh thủ sự ủng hộ của người dân. Ảnh: Reuters |
Trong tuyên bố ngay sau cuộc đảo chính êm thấm, chính quyền quân sự khẳng định họ tiếm quyền để ổn định tình hình ở Thái Lan. Ảnh: Getty |
Hôm 5/6, quân đội Thái Lan triển khai hàng loạt "trung tâm hòa giải" trên toàn quốc. Lực lượng vũ trang tổ chức chương trình vui chơi giải trí và khuyến khích người dân tham gia các hoạt động tình nguyện. Nhiều cô gái xinh đẹp mặc trang phục quân đội tham gia hoạt động do quân đội tổ chức. Ảnh: WSJ |
Chương trình tập trung vào những khu vực từng là thành trì của các bên trong phong trào ủng hộ và phản đối chính quyền của nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra trong nửa năm qua. Ảnh: Reuters |
Đêm 4/6, quân đội tổ chức chương trình văn nghệ ở khu vực lực lượng chống chính phủ từng tập trung, với sự hiện diện của các vũ công khêu gợi trong bộ quân phục. Ngoài ra quân đội dự kiến tăng cường lệnh giới nghiêm tới các khu vực khác, bao gồm cả một số khu du lịch nổi tiếng. Ảnh: WSJ |
Đại tá Weerachon Sukondhapatipak, người phát ngôn của chính quyền quân sự, cho biết: “Quá trình hòa giải sẽ tạo điều kiện để lập lại hòa bình và hòa hợp trong xã hội của chúng ta. Chúng tôi sẽ không cưỡng đoạt niềm vui của người dân”. Ảnh: Reuters |
Cảnh sát cầm hoa hồng khi làm nhiệm vụ tại một nơi mà người biểu tình định tụ tập ở Bangkok. Giới phân tích hoài nghi nỗ lực hàn gắn của chính quyền quân sự Thái Lan đối với những bất đồng chính trị sâu sắc của đất nước. Ảnh: AP |
Không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế, các cuộc biểu tình kéo dài và cuộc đảo chính làm hoen ố hình ảnh của Thái Lan trong mắt du khách quốc tế. Một quan chức phụ trách du lịch cho biết, số du khách tới Thái Lan trong tháng 5 đã giảm so với thời gian trước. Ảnh: Reuters |