Những chiếc Eurofighter Typhoon được lắp ráp tại nhà máy của BEA Systems, trụ sở tại London, Anh. Đây là đối tác lớn thứ hai trong dự án chế tạo máy bay chiến đấu mang thương hiệu châu Âu với 33% tổng số vốn. Ảnh: Reuters |
Typhoon là máy bay chiến đấu đa nhiệm có giá trị khoảng 142 triệu USD nếu chưa tính chi phí nghiên cứu. Tính tới tháng 10/2014, người ta chế tạo 418 chiếc loại này. Nó đốt hết khoảng 18.000 USD/giờ hoạt động. Ảnh: Guardian |
Tất cả đối tác tham gia vào Eurofighter GmbH đều được phép lắp ráp Typhoon tại nhà máy của riêng mình. Tuy nhiên, phụ tùng của nó được chế tạo chung với nhau. Cụ thể, BAE Systems chỉ chịu trách nhiệm sản xuất phần thân trước, cánh mũi, vòm kính buồng lái, khung lưng, cánh thăng bằng đuôi và phần thân sau. Ảnh: Reuters |
Ngoài ra, Typhoon cũng được lắp ráp tại nhà máy Cassidian ở Đức. Người ta vận chuyển từng phần của máy bay từ các nhà máy khác nhau để lắp một phi cơ hoàn thiện. Ảnh: Reuters |
Hai động cơ Eurojet EJ200 cho phép những chiếc Typhoon di chuyển với vận tốc 2.390 km/h cùng tải trọng cất cánh tối đa đạt 23.500 kg. Trần bay của nó đạt 19.800 m với vận tốc lên cao đạt 315 m/s. Ảnh: Flickr |
Những chiếc Typhoon có chiều dài 15,96 m, sải cánh 10,95 m cùng chiều cao 5,28 m. Nó được trang bị một khẩu pháo Mauser BK-27 trong thân cùng các giá treo để mang các loại tên lửa đối không, đối đất, bom và các hệ thống chỉ điểm hoặc chiến tranh điện tử khác. Ảnh: PA |
Cửa xả động cơ máy bay được cấu thành từ vật liệu composite trong khi thân và cánh mũi được chế tạo từ titanium giúp máy bay nhẹ và bền hơn. Cánh mũi giúp tăng khả năng linh hoạt của máy bay. Ảnh: Wikipedia |
Typhoon di chuyển khá linh hoạt cùng hệ thống điện tử hiện đại giúp nó dễ dàng chiếm ưu thế trước phi cơ đối phương. Thậm chí, chiếc máy bay cánh tam giác này còn được so sánh với các loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ như máy bay tàng hình F-22A Raptor hay F-35 Lightning. Ảnh: Reuters |
Người ta đang chế tạo hàng loạt chiếc Typhoon. Dây chuyền lắp ráp ở các nhà máy đang hoạt động liên tục để xuất xưởng loại máy bay mang thương hiệu châu Âu. Những chiếc Typhoon cũng đóng góp tích cực vào chiến dịch thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya năm 2011. Ảnh: Thetimes.co.uk |
Trong năm 2006, Saudi Arabia đã ký hợp đồng mua 72 chiếc Typhoon do BAE Systems chế tạo. Tính tới thời điểm hiện tại, 6 quốc gia đã sở hữu Eurofighter Typhoon bao gồm Áo, Đức, Italy, Saudi Arabia, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Oman đã đặt mua 12 chiếc Typhoon nhưng chưa rõ thời gian giao hàng. Ảnh: Flickr |