Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT, đồng chí Phạm Văn Phong, Tổng giám đốc và các đồng chí thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Trưởng các Ban/Văn phòng/Trung tâm, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và đơn vị thành viên PV GAS.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các báo cáo và tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm cho việc xây dựng Chiến lược phát triển PV GAS đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, cũng như Kế hoạch nhằm triển khai thành công Chiến lược phát triển thị trường khí đến năm 2035.
Lãnh đạo PV GAS đã khẳng định quyết tâm xây dựng Chiến lược. Ảnh: PV GAS. |
Trong bối cảnh nguồn khí nội địa đang suy giảm cùng tác động trong ngắn hạn của các nguồn năng lượng tái tạo, trong khi đó công tác phát triển các dự án điện khí LNG lại đòi hỏi nhiều thời gian, việc đảm bảo duy trì, phát triển thị trường tiêu thụ khí của Tổng công ty cần được quan tâm và hoạch định chiến lược cụ thể.
Nhằm phát triển PV GAS đồng bộ, bền vững, có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam, ngành công nghiệp khí và chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời đảm bảo quy mô, sản lượng và doanh thu của PV GAS duy trì và tăng trưởng, việc cập nhật, hoàn thiện Chiến lược phát triển theo tình hình mới là rất cần thiết và là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp lãnh đạo trong Tổng công ty.
Phù hợp với các Nghị quyết/Kết luận của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí, định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, các quyết định của Thủ tướng về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen, Đề án phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia..., Hội nghị thảo luận và cơ bản nhất trí với các ý tưởng về định hướng phát triển PV GAS như báo cáo.
Theo đó, PV GAS sẽ được định hướng phát triển trên cơ sở các trụ cột chính sau: (i) thu gom, tàng trữ, phân phối và kinh doanh khí nội địa; (ii) phát triển hệ thống hạ tầng công nghiệp LNG theo mô hình kho cảng trung tâm (Hub); (iii) chế biến và sản xuất các sản phẩm mới ethane, nguyên liệu cho hóa dầu từ khí/condensate, hydro xanh, ammonia xanh, khí công nghiệp...; và (iv) đẩy mạnh kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm khí, đa dạng hóa thị trường trong và ngoài nước, kinh doanh hạ tầng, phát triển dịch vụ logistics.
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: PV GAS. |
Song song với định hướng Chiến lược phát triển Tổng công ty đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, PV GAS đã xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thị trường khí đến năm 2035.
Mục tiêu chính là cung cấp khí ra thị trường đạt 7,9-12,7 tỷ m3/năm trong giai đoạn 2024-2030, ưu tiên phát triển chế biến sâu từ khí và phát triển nhóm khách hàng tiêu thụ khí ngoài điện/đạm, phấn đấu cung cấp 5,8 triệu tấn LNG/năm vào năm 2030.
Tổng công ty cũng đưa ra kế hoạch phát triển thị trường cho từng đối tượng khách hàng, bao gồm khách hàng điện, khách hàng công nghiệp sử dụng khí thấp áp/CNG/LNG, khách hàng sử dụng khí làm nguyên liệu.
Để hoàn thành Chiến lược, PV GAS đề ra 6 nhóm giải pháp, bao gồm: Giải pháp về tổ chức quản lý doanh nghiệp; giải pháp về nguồn cung khí; giải pháp về thị trường; giải pháp về hạ tầng, công nghệ và dịch vụ; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về tài chính; và đi kèm với việc sửa đổi bổ sung Quy chế quản lý kinh doanh các sản phẩm khí để đáp ứng yêu cầu thay đổi của thực tiễn môi trường kinh doanh và thích ứng với biến động của thị trường trước các xu thế mới, đồng thời gỡ bỏ các “quy định cứng” và tạo “cơ chế mở” trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm khí.
Kết thúc Hội thảo, lãnh đạo PV GAS đã khẳng định quyết tâm xây dựng Chiến lược phát triển Tổng công ty theo định hướng lấy công tác đầu tư hạ tầng làm nền tảng, hoạt động phát triển kinh doanh làm động lực và sự chuyển dịch phát triển năng lượng xanh là mục tiêu, đồng thời triển khai triệt để và hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thị trường khí đến năm 2035 như đã được phê duyệt.
Sách hay về môi trường
How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.
We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.