Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Putin tố Mỹ đọc trộm thư gửi 18 lãnh đạo thế giới

Tổng thống Nga Vladimir Putin mỉa mai phản ứng của Mỹ về bức thư mà ông gửi tới 18 nhà lãnh đạo châu Âu hôm 10/4 là "chuyển từ hình thức nghe lén sang nhìn trộm".

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi thư tới 18 lãnh đạo ở khu vực Đông Âu vốn đang mua khí đốt của Nga, bà Jen Psaki, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Mỹ cáo buộc Nga phá vỡ một thỏa thuận cắt giảm khí đốt với Kiev và “dùng năng lượng như một công cụ cưỡng chế đối với Ukraina”.

Tổng thống Putin cảm thấy “kỳ lạ” trước phản ứng của Mỹ về bức thư mà ông gửi tới 18 nhà lãnh đạo châu Âu hôm 10/4. Ảnh: RIA Novosti.
Tổng thống Putin cảm thấy “kỳ lạ” trước phản ứng của Mỹ về bức thư mà ông gửi tới 18 nhà lãnh đạo châu Âu hôm 10/4. Ảnh: RIA Novosti.

Theo bà Psaki, giá khí đốt mà Ukraina đang phải trả không theo bất kỳ mức giá thị trường và cũng cao hơn mức giá trung bình áp dụng đối với các thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Phản ứng trước chỉ trích từ phía ngoại giao Mỹ, ông Putin thẳng thắn nói: "Thật kỳ lạ, vì trong mọi trường hợp, việc đọc thư của người khác là hành vi xấu. Bức thư đó không gửi cho Mỹ mà chỉ dành cho các đối tác sử dụng khí đốt của Nga tại châu Âu”. Ông chủ Điện Kremlin đặc biệt nhấn mạnh: "Mọi người đều biết thực tế là những người bạn Mỹ của chúng ta thường nghe trộm. Nhưng chuyển sang nhìn trộm là hành động rất xấu".

Theo ông Putin, lý do để ông viết thư gửi 18 nhà lãnh đạo các nước châu Âu là vì “Nga không thể một mình đảm trách gánh nặng mang tên Ukraina” đồng thời ông cũng kêu gọi các đối tác châu Âu tham gia tham vấn cấp bộ trưởng để giúp nền kinh tế Ukraina thoát khỏi tình trạng đổ vỡ.

Bức thư của ông Putin hôm 10/4 cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng nợ của Ukraina đã đạt tới mức “nghiêm trọng” và có thể đe dọa tới quá trình vận chuyển khí đốt sang châu Âu.

Putin gửi tối hậu thư tới 18 nhà lãnh đạo châu Âu

Tổng thống Nga gửi thư tới 18 nhà lãnh đạo châu Âu hôm 10/4 để cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng của Ukraina đang ở mức “nghiêm trọng” và yêu cầu châu Âu giúp Kiev thanh toán nợ.

Trước đó, tập đoàn năng lượng hàng đầu của Nga Gazprom yêu cầu Ukraina thanh toán tiền một tháng trước khi sử dụng khí đốt từ Nga do khoản nợ của tập đoàn Naftogas của nước này đã lên tới 2,2 tỷ USD.

Sau cuộc đảo chính tại Kiev hồi tháng 2, Gazprom đã chấm dứt chương trình giảm giá khí đốt đối với Ukraina. Mức giá hiện nay mà Moscow dành cho 1.000 m3 khí đốt sang Ukraina là 485 USD.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm