Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phương án xử lý tình trạng mưa là ngập ở 'rốn lũ' Hà Nội

Để giải quyết dứt điểm tình trạng nước tràn đê sông Bùi khi mưa lớn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đang xây dựng kế hoạch dự án ADB10 với kinh phí 600 tỷ đồng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dù được đầu tư liên tục, Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng ngập úng. Điển hình là vùng rốn lũ thuộc huyện Chương Mỹ trải dài trên 3 xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ.

Ron lu Ha Noi anh 1

Nước sông Bùi lên báo động 3 khiến hàng nghìn hộ dân ở Chương Mỹ chìm trong biển nước

Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3, nước sông Bùi tiếp tục tràn qua đê đã khiến hàng nghìn ngôi nhà tại các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chìm trong biển nước suốt nhiều ngày.

Đặc biệt, tại xã Tân Tiến, nơi nước sông Bùi tràn vào khiến 2 thôn bị ngập sâu, có nơi lên tới hơn 1m, cao hơn cả đợt lũ lịch sử tháng 7/2024. Hàng nghìn dân buộc phải sơ tán, tài sản thiệt hại nặng nề.

Vào hồi 1h hôm nay (13/9), mực nước thực đo trên sông Bùi tại Trạm Thủy văn Yên Duyệt (huyện Chương Mỹ) ở mức 7,76 m, trên báo động lũ cấp III là 76 cm; sông Tích tại Trạm Thủy văn Vĩnh Phúc (huyện Quốc Oai) là 8,63 m, trên báo động lũ cấp III là 63 cm.

Dự báo nước sông Tích, sông Bùi sẽ tiếp tục ở mức cao (quanh ngưỡng báo động III), các huyện gần vùng rốn lũ ảnh hưởng nặng về sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, tính đến thời điểm này, huyện Hoài Đức có gần 850 ha bị thiệt hại, huyện Mỹ Đức có hơn 2.500 ha lúa mùa bị ngã đổ. Tại huyện Ba Vì - nơi đầu nguồn sông Bùi, hơn 1.200 ha lúa bị ngập úng; hơn 21.000 gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 120 ha nuôi thủy sản bị tràn bờ.

Ông Nguyễn Tùng Phong - Cục trưởng Thủy lợi, Bộ NN&PTNT cho rằng, với rốn lũ của Hà Nội, để giảm thiểu tác động cần sớm nghiên cứu phương án giảm lũ từ Hòa Bình đổ về Hà Nội. Đơn vị tư vấn là Viện Quy hoạch Thủy lợi đã bắt tay giải quyết và sẽ sớm báo cáo Bộ NN&PTNT vấn đề này.

Đặc biệt, để giải quyết dứt điểm tình trạng nước tràn đê sông Bùi mỗi khi có mưa lớn, Bộ NN&PTNT đang xây dựng kế hoạch đầu tư dự án ADB10 với kinh phí khoảng 600 tỷ đồng dành cho toàn TP. Hà Nội để nâng cấp khoảng 46km đê, xây mới thay thế 5 cống qua đê.

Kế hoạch bổ sung vốn đầu tư công trung hạn khoảng 350 tỷ đồng, trong đó hơn 200 tỷ đồng đã được thành phố phê duyệt và triển khai hoàn thiện 3,5 km đê Tả Đáy, 150 tỷ đồng còn lại, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với TP. Hà Nội xây dựng mới 11 cống mới dưới đê (thay thế cống cũ bị hư hỏng).

Hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 28 điểm đê trọng điểm xung yếu, trong đó có nhiều điểm có nguy cơ xảy ra đùn sủi, thẩm lậu, sạt trượt; các cống cũ hư hỏng, xuống cấp;

Bộ NN&PTNT đề nghị UBND TP Hà Nội cần quan tâm nâng cấp, củng cố hệ thống đê điều trên địa bàn để đảm bảo chống lũ theo quy hoạch. Trước mắt, ưu tiên tập trung xử lý những trọng điểm, vị trí đê điều xung yếu, nhất là cống Liên Mạc, cống Cẩm Đình, khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu, xử lý ổn định cửa vào sông Đuống, khu vực đê, kè, cống Tân Hưng, Cẩm Hà...

8 người dân Làng Nủ được cho là mất tích đã trở về an toàn

Hai hộ dân ông Hoàng Văn Tiện và ông Hoàng Văn Duân với 8 khẩu đã vắng nhà khi cơn lũ dữ xảy ra ở Làng Nủ và họ đã trở về địa phương trình báo.

Cuộc sống tại khu di tản tránh lũ giữa Thủ đô

Những ngày qua, một trường học thuộc phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) đã trở thành điểm di tản của nhiều người dân sinh sống khu vực ven sông Hồng bị ảnh hưởng bởi nước lũ.

Thủ tướng tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

Sáng 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái, thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

https://tienphong.vn/neu-phuong-an-xu-ly-tinh-trang-mua-la-ngap-o-ron-lu-ha-noi-post1672702.tpo

Dương Hưng/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm