Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phóng viên nước ngoài thăm khu phi quân sự Triều Tiên

Trong hành trình trở lại Triều Tiên, phóng viên của CNN có cơ hội thăm khu vực phi quân sự "căng thẳng nhất thế giới".

Trung tá Nam Dong Ho khẳng định Mỹ là thủ phạm thật sự gây ra chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: Wil Ripley/ CNN
Trung tá Nam Dong Ho khẳng định Mỹ là thủ phạm thật sự gây ra Chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: CNN

Trước đây du khách nước ngoài thường hình dung Triều Tiêu thông qua cách nhìn của người Hàn Quốc. 

Hồi đầu tháng 5/2015, chính phủ Triều Tiên bất ngờ mời phóng viên CNN trở lại đất nước bí ẩn nhất thế giới. Trong chuyến đi, họ có dịp hiếm hoi đến tham quan khu vực phi quân sự Triều Tiên, gặp và trao đổi trực tiếp với trung tá Nam Dong Ho. Đây là lần đầu tiên khách nước ngoài đứng từ góc độ miền Bắc để nhìn nhận vấn đề liên Triều.

Theo trung tá Nam, khu vực phi quân sự Triều Tiên là "nơi căng thẳng nhất hành tinh".

Nam Dong Ho là một trong số hơn một triệu binh sĩ thường trực. Gần 3/4 lực lượng quân đội thường trực Triều Tiên đóng quân gần khu vực phi quân sự.

Họ mang vũ khí, đứng gác cách biên giới chỉ khoảng 0,3 m và sẵn sàng ứng phó với mọi mối đe dọa.

Quân đội Hàn Quốc cũng canh phòng cẩn mật ở bên kia biên giới.

"Mỹ là thủ phạm thực sự"

Năm 1953, một thỏa thuận ngừng bắn đã chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn 3 năm. Vì hai bên chưa ký kết thỏa thuận hòa bình, xung đột lẻ tẻ vẫn nổ ra.

Phần lớn giới sử học phương Tây cho rằng Triều Tiên châm ngòi cuộc chiến. Tuy nhiên, ở đất nước này, cách nhìn nhận của người dân hoàn toàn khác.

"Mỹ là thủ phạm thật sự nhưng họ vẫn phủ nhận sự thật", ông Nam nói.

Vùng biên giới hai nước luôn trong tình trạng căng thẳng. Từ năm 1953, bạo lực vẫn thường xuyên xảy ra.

Ông Nam khẳng định an ninh Triều Tiên đang ở trong tình trạng đáng lo ngại.

"Từ Chiến tranh Triều Tiên đến nay, Mỹ luôn dùng vũ khí hạt nhân để đe dọa chúng tôi", trung tá nói.

Những hình ảnh mới về đất nước bí ẩn nhất hành tinh

Bất ngờ nhận lời mời trở lại Triều Tiên, hai phóng viên của CNN đã chụp nhiều hình ảnh mới về đất nước khiến cả thế giới tò mò.

Theo ông, đây là nguyên nhân Triều Tiên khiến tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân.

Vũ khí hạt nhân

Theo một bài báo trên Wall Street Journal vào cuối tháng 4/2015, các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo Mỹ rằng có thể Bình Nhưỡng đang sở hữu khoảng 20 đầu đạn hạt nhân.

Tác giả bài báo dự đoán rằng, tới năm 2016, Triều Tiên sẽ tăng gấp đôi số lượng đầu đạn bằng cách sử dụng uranium làm vũ khí. Trước đó nhiều chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng nắm trong tay kỹ thuật phát tán uranium thông qua tên lửa.

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên năm 1953. Ảnh: Wil Ripley/ CNN
Thỏa thuận ngừng bắn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên năm 1953. Ảnh: CNN

Tháng 4/2015, trong bài phát biểu tại một buổi họp báo, Đô đốc William Gortney, chỉ huy Bộ Tư lệnh Mỹ đặc trách miền Bắc, cho rằng Bình Nhưỡng đã phát triển một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng phóng vũ khí hạt nhân tới bờ biển phía tây nước Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức Washington không tin Triều Tiên đã thử nghiệm loại vũ khí ấy.

Tại khu vực phi quân sự, trung tá Nam Dong Ho khẳng định chưa một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào từng hứng chịu đòn tấn công.

"Nếu xung đột giữa Triều Tiên và Mỹ nổ ra, nước Mỹ sẽ trở thành bình địa", ông cảnh báo.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm