Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phong tục cúng hàng mã của người Việt lên báo Nhật

Mỗi dịp Tết Nguyên đán, người Việt Nam lại bận rộn chuẩn bị lễ vật, hàng mã cúng trời đất và tổ tiên, trang Nikkei Asian Review (Nhật Bản) nhận định.

Một phụ nữ chở hàng mã đến bán cho các tiểu thương đáp ứng nhu cầu cúng bái ngày Tết của người Việt. Những món hàng mã này do người làng Dong Ho, tỉnh Bắc Ninh, sản xuất. Ảnh: AFP
Một phụ nữ chở hàng mã đến bán cho các tiểu thương đáp ứng nhu cầu cúng ngày Tết của người Việt. Những món hàng mã này do người làng Dong Ho, tỉnh Bắc Ninh, sản xuất. Ảnh: AFP

Vào dịp năm mới, một người phụ nữ sống ở Hà Nội luôn đặt hàng một mô hình xe máy Honda mới nhất để chuẩn bị lễ cúng. Con trai duy nhất của bà đã qua đời vì tai nạn giao thông. Do vậy, bà đốt chiếc xe giấy cùng nhiều vật dụng khác trong mỗi lần cúng cho con. Người mẹ tin rằng những mô hình giấy sẽ trở thành vật dụng thực sự để con sử dụng ở thế giới bên kia. Số tiền mà bà dùng để mua hàng mã mỗi năm khoảng 5 triệu đồng.

Tờ báo Nhật ghi nhận, đốt tiền giấy và hàng mã cúng lễ, như quần áo, giày dép, nón và đồ chơi làm bằng giấy, là một trong những nét tập quán của người Việt. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho biết tục này đã tồn tại từ rất lâu, trước cả giai đoạn nước Việt bị phong kiến phương Bắc đô hộ.

Làng làm hương cúng Tết ở Hà Nội lên báo Anh

Hãng thông tấn Reuters (Anh) ghi nhận lại công việc chuẩn bị hương trầm để đáp ứng nhu cầu cúng bái của người dân Việt Nam khi Tết âm lịch sắp đến gần.

 

Một cơ sở sản xuất hàng mã ở làng Phuc Am, ngoại ô Hà Nội, tất bật trong những ngày cận Tết. Ảnh: AFP
Một cơ sở sản xuất hàng mã ở làng Phuc Am, ngoại ô Hà Nội, tất bật trong những ngày cận Tết. Ảnh: AFP

Người dân tin rằng việc "gửi" vật dụng cho người cõi âm sẽ giúp người đã khuất phù hộ cho người còn sống, làm ăn thuận lợi và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hàng ngày. Các hoạt động thờ cúng diễn ra chủ yếu vào ngày đầu tiên và ngày rằm trong tháng âm lịch. Việc cúng bái diễn ra tất bật nhất vào những ngày cuối năm, tháng 7 âm lịch và Tết cổ truyền.

Ngày nay, nhiều ý kiến phàn nàn rằng người dân đã lạm dụng việc cúng lễ nên nó đã không còn giá trị tâm linh như ban đầu. Nhà nghiên cứu Tran Lam Bien cho rằng việc chi tiêu quá nhiều tiền để mua hàng mã "chẳng khác gì việc hối lộ tổ tiên hoặc thánh thần".

Sản xuất hàng mã là công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều ngôi làng xung quanh Hà Nội. Ảnh: AFP
Sản xuất hàng mã là công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều ngôi làng xung quanh Hà Nội. Ảnh: AFP

Dù chưa có thống kê chính thức về số tiền mà người dân đã chi để mua hàng mã, một số tờ báo trong nước cho biết mỗi gia đình chi trung bình hai triệu đồng/năm, "mạnh tay" nhất là những gia đình sống ở Hà Nội. Những ông chủ doanh nghiệp cũng không tiếc tiền, sẵn sàng chi rất nhiều trong những buổi thờ cúng nếu hiệu quả kinh doanh trong năm không như ý.

Người dân đốt khoảng 50.000 tấn hàng mã mỗi năm. Do vậy, một số chính quyền địa phương từng quy định cấm đốt vàng mã và tiền giấy vì cho rằng hành động này gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc cấm đoán này không hiệu quả và không thể ngăn những hoạt động cúng lễ tâm linh của người Việt.

Làng làm hương cúng Tết ở Hà Nội lên báo Anh

Hãng thông tấn Reuters (Anh) ghi nhận lại công việc chuẩn bị hương trầm để đáp ứng nhu cầu cúng bái của người dân Việt Nam khi Tết âm lịch sắp đến gần.

Người Việt chở đồ cồng kềnh vào top ảnh kỳ thú nhất năm 2014

Trang Business Insider (Mỹ) chọn bức hình chụp một người đàn ông Việt Nam chở hàng mã cồng kềnh dịp lễ Vu Lan là một trong những tấm ảnh thú vị nhất năm 2014.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm