Các nhà ga được thiết kế hiện đại với cửa thông gió mở phía trên tạo sự thoáng đãng, đảm bảo thân thiện với môi trường và giúp điều hòa không khí bên trong.
Dự án Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài khoảng 12,5 km chạy dọc quốc lộ 32 từ Nhổn qua các đoạn đường Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Cát Linh - Trần Quý Cáp và kết thúc ở ga Hà Nội. Trong ảnh là phối cảnh 3D của đoạn trên cao để tàu đi từ khu depo Nhổn ra ga Nhổn.
Ga S1 Nhổn trên Quốc lộ 32 gần trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Theo thiết kế, cầu thang lên xuống ở hai bên trên quốc lộ 32.
Ga S2 Minh Khai cách ga Nhổn 1,1 km nằm trên quốc lộ 32. Nhà ga được thiết kế hài hòa, hiện đại nhằm mang lại sự tiện dụng cho mọi hành khách.
Ga S3 Phú Diễn cách ga Minh Khai 1,2 km, gần đường ray tàu hỏa trên quốc lộ 32.
Ga S4 Cầu Diễn gần cầu vượt sông Nhuệ. Cửa thông gió mở phía trên tạo sự thoáng đãng, đảm bảo thân thiện với môi trường và giúp điều hòa không khí cho hành khách bên trong.
Ga S5 Lê Đức Thọ nằm trên đường Hồ Tùng Mậu gần Đại học Thương mại.
Ga S6 Đại học Quốc Gia, cầu thang lên xuống hai bên đường Xuân Thủy.
Ga S7 Chùa Hà nằm dọc đường Cầu Giấy và cầu thang lên xuống hai bên đường Cầu Giấy.
Ga S8 Cầu Giấy - đối diện trường Đại học Giao thông Vận tải, cầu thang lên xuống một bên đường Cầu Giấy.
Ga S9 Kim Mã, gần khách sạn Daewoo, bắt đầu đi ngầm và có lối lên xuống một bên phố Kim Mã.
Ga S10 Cát Linh nằm lối lên xuống cạnh khách sạn Pullman trên phố Cát Linh.
Ga S11 Văn Miếu, lối lên xuống phố Quốc Tử Giám. Một điểm đặc biệt là thiết kế của ga Văn Miếu đã được nghiên cứu để kết hợp hài hòa với phong cách kiến trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đảm bảo lưu giữ sự thiêng liêng cho khu di tích này.
Ga S12 Ga Hà Nội, lối lên xuống trên phố Trần Hưng Đạo, ngay trước Ga Hà Nội.
Lộ trình tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Google Maps.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,176 tỷ euro (khoảng 33.000 tỷ đồng, theo tỷ giá năm 2013) trong đó vốn vay ODA 899,68 triệu Euro (khoảng hơn 25.000 tỷ đồng) từ chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp - AFD, Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng đầu tư châu Âu và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Vốn đối ứng trong nước gần 280 triệu euro (khoảng 7.800 tỷ đồng) lấy từ ngân sách thành phố. Tuyến metro dự tính hoàn thành vào năm 2021.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký Quyết định thanh tra các nội dung tố cáo của công dân, liên quan đến việc thực hiện dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến 3 Nhổn – Ga Hà Nội).
Hàng loạt cây xà cừ nghi chuyển từ đường Nguyễn Trãi, Trần Phú (Thanh Xuân, Hà Nội) để thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước đây đang chết dần.