Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc. Ảnh: PV. |
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Cũng theo quyết định, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn làm Phó Trưởng ban thường trực.
Các ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Bà Mai Thị Thu Vân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài ra, danh sách ủy viên còn có các ông: Trương Hải Long, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an; Phạm Quang Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số lãnh đạo các địa phương cũng tham gia ủy viên Ban Chỉ đạo, gồm: Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh...
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 4/12, thay thế Quyết định số 1140/QĐ-TTg ngày 27/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc cử thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Ban Chỉ đạo cũng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng định hướng chiến lược, giải pháp thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp.
Cùng với đó, Ban Chỉ đạo còn giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố và cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết những vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách liên quan đến sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
“Quán triệt sâu sắc những nhận thức mới về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, đại tướng Tô Lâm nói trong buổi ra mắt cuốn sách.
Sách có kết cấu hai phần, phản ánh sâu sắc quan điểm an ninh chủ động và toàn diện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Cuốn sách vừa mang tính lý luận, thực tiễn vừa tổng kết, dự báo, có giá trị định hướng hành động. Cán bộ đảng viên đọc sách giúp nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm của mình với bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng công an nhân dân đọc sách sẽ hiểu sâu sắc hơn nhiều vấn đề trực tiếp liên quan nhiệm vụ của mình. Tác phẩm chính luận nhưng viết giản dị, trình bày dễ hiểu, cập nhật cuộc sống.