Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó thống đốc: NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp tỷ giá

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết nhà điều hành luôn sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại tệ nếu diễn biến tỷ giá USD/VND thời gian tới không tích cực.

NHNN cho biết luôn sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại tệ nếu tỷ giá USD/VND diễn biến không tích cực. Ảnh: Chí Hùng.

Đây là chia sẻ của Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú tại phiên họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng diễn ra sáng 19/4.

Cụ thể, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết trong quý I, NHNN luôn theo sát diễn biến của tỷ giá, dùng các công cụ, biện pháp để điều hành thị trường ổn định, phù hợp với tình hình chung, đảm bảo cân đối cung - cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

Đến nay, tỷ giá USD/VND đã tăng 4,9% so với đầu năm, là mức tăng tương đối mạnh chỉ trong thời gian ngắn. Tuy vậy, Phó thống đốc Tú cho rằng mức tăng này vẫn thấp nếu so với xu hướng mất giá chung của các đồng tiền khác trên thế giới, thậm chí cả những đồng ngoại tệ mạnh.

Sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần

So với USD, đồng tân Đài tệ đã mất giá 5,96% từ đầu năm; bath Thái mất 7,12%; yen Nhật mất 9,69%; won Hàn Quốc mất giá 7,71%; ringgit Malaysia mất 4,36%... Hay các đồng tiền quy đổi chung như euro cũng mất 3,88%; franc Thụy Sỹ mất giá 8,2%...

“Điều đó cho thấy quan điểm điều hành tỷ giá rất linh hoạt của Việt Nam, dù chủ trương vẫn là tiếp tục quản lý để ổn định tỷ giá hỗ trợ nền kinh tế nhưng không cố định, đảm bảo tỷ giá lên xuống phù hợp, tránh tác động mạnh của thế giới với tỷ giá trong nước”, lãnh đạo NHNN nhấn mạnh.

ty gia usd/vnd anh 1

Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú chỉ đạo sáng 19/4. Ảnh: SBV.

Về các giải pháp can thiệp thị trường, ông Tú cho biết ngay thời điểm này, NHNN có thể sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá tiếp tục có tác động bất lợi. “Kể cả ngay hôm nay cũng có thể can thiệp”, ông Tú nói và cho biết với nguồn dự trữ ngoại hối hiện nay, nhà điều hành có đủ cơ sở để đảm bảo vai trò quản lý thị trường này, đảm bảo mục tiêu chung trong thời gian tới.

Lý giải nguyên nhân khiến tỷ giá USD/VND tăng “nóng” thời gian qua, lãnh đạo NHNN cho rằng có 3 nguyên nhân lớn nhất. Một là, kỳ vọng Fed sớm hạ lãi suất với tần suất cao trong năm 2024 chưa thực hiện được trong khi căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang.

Hai là, chính sách giảm lãi suất trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các nước trên thế giới vẫn tăng lãi suất. Điều này khiến lãi suất tiền Đồng ở mức âm so với lãi suất USD trên kênh liên ngân hàng, tạo tâm lý tích trữ ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại, một phần đẩy tỷ giá tăng lên. “Chính sách lãi suất thế nào để phù hợp với tỷ giá cũng là một bài toán phải tính đến hiện nay”, Phó thống đốc Tú nhấn mạnh.

Ngân hàng Nhà nước luôn sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại tệ nếu tỷ giá có biến động không tích cực thời gian tới

Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú

Nguyên nhân thứ 3 khiến tỷ giá USD/VND tăng cao thời gian qua, theo lãnh đạo NHNN, là do nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu sắt thép, xăng dầu, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng mạnh từ đầu năm.

Ngoài ra, tỷ giá nóng lên cũng chịu sự tác động của yếu tố tâm lý trên thị trường. Tuy vậy, ông Tú nhấn mạnh nhà điều hành luôn sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại tệ nếu tỷ giá có biến động không tích cực thời gian tới.

“NHNN sẽ duy trì chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt qua điều hành tỷ giá trung tâm, giám sát giao dịch ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, đảm bảo nhu cầu cung ứng cho nền kinh tế”, Phó thống đốc thường trực NHNN nhấn mạnh.

Nhiều công cụ để điều hành tỷ giá trong phạm vi cho phép

Cũng tại buổi họp, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết tỷ giá USD/VND tăng mạnh thời gian qua cũng đến từ chỉ số DXY đo sức mạnh đồng bạc xanh tăng hơn 5% so với đầu năm. Theo ông Quang, đây là mức tăng rất mạnh nếu chỉ tính trong 3 tháng, diễn biến này gây áp lực lớn cho các đồng tiền khác trên thế giới, kể cả các đồng ngoại tệ mạnh.

Với biến động lớn của đồng USD, nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách quản lý rất chặt chẽ để kiểm soát đà mất giá của đồng nội tệ như Trung Quốc, Malaysia...

“Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó do Đồng Việt Nam chưa phải là đồng tiền chuyển đổi. Vì vậy, phải có biện pháp quản lý tỷ giá USD/VND, ổn định thị trường ngoại tệ”, ông Quang nhấn mạnh.

GIÁ USD TRÊN KÊNH NGÂN HÀNG LIÊN TỤC TĂNG CAO TỪ ĐẦU NĂM
Diễn biến giá giao dịch USD tại Vietcombank từ đầu năm 2024.
Nhãn1/1481115182225291/2581215192226294/371114182125281/448111519/4
Mua vào đồng/USD 2408024190241752429524295243852436524430243752424024200242302423024270243602442024500244802448024530244502453024560246102459024610246302477024790248302496025163
Bán ra
2442024530245152463524635247252470524770247152458024540245702457024610247002476024840248202482024870247902487024880249502493024950249702511025130251702530025473

Lãnh đạo Vụ chính sách tiền tệ cho biết nhà điều hành vẫn đang theo dõi rất sát diễn biến tỷ giá USD/VND cũng như các đồng tiền khác trên thế giới và có biện pháp giải tỏa áp lực trên thị trường ngoại tê.

Một trong số đó đã được áp dụng từ đầu tháng 3 - thời điểm chỉ số DXY tăng nhanh - là NHNN phát hành tín phiếu hút về lượng tiền Đồng dư thừa trên thị trường liên ngân hàng, từ đó giảm áp lực lên tỷ giá.

“Tỷ giá tăng cao cũng đến từ nhu cầu mua ngoại tệ của thị trường trong nước rất lớn, đặc biệt là phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Đây là tín hiệu tốt trong quá trình phục hồi kinh tế, nhưng lại tạo áp lực lớn cho thị trường ngoại tệ”, ông Quang chia sẻ.

Ngoài ra, theo vị lãnh đạo này, nhiều doanh nghiệp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá còn tăng nên đã có xu hướng tăng đột biến giao dịch mua hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn dẫn đến nhu cầu ngoại tệ trong tương lai chuyển về hiện tại, tạo thêm áp lực cho thị trường.

Theo Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, hiện NHNN đã công bố công khai các phương án can thiệp ngoại tệ. Từ hôm nay (19/4) cũng đã công khai việc bán can thiệp ngoại tệ với các tổ chức tín dụng có trạng thái giao dịch ngoại tệ âm, để chuyển trạng thái này về mức 0. Giá bán can thiệp của nhà điều hành là 25.450 đồng/USD.

“Đây là biện pháp rất mạnh mẽ của NHNN đảm bảo giải tỏa tâm lý cho thị trường, khơi thông nguồn cung ngoại tệ, đảm bảo thanh khoản thông suốt, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế”, ông Quang nói và cho biết ngay sau khi NHNN công bố các biện pháp này, tâm lý thị trường đã được bình ổn, các giao dịch ngoại tệ trên thị trường đã về dưới mức bán ra của NHNN.

Giá USD ngân hàng vẫn 'nóng'

Đây là phiên thứ 3 liên tiếp các ngân hàng tăng giá bán USD lên kịch trần được phép giao dịch dù NHNN liên tục tăng mạnh tỷ giá trung tâm USD/VND.

Giá USD nối dài chuỗi ngày tăng kịch trần

Đã 4 phiên liên tiếp trong tuần này giá USD giao dịch trên kênh ngân hàng được niêm yết ở mức kịch trần. Từ đầu tuần đến nay, giá USD trên kênh này đã tăng gần 300 đồng.

Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới vô cùng quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu.

Gia xang dung yen hinh anh

Giá xăng đứng yên

0

Từ 15h ngày 12/12, giá xăng RON 95 chỉ tăng 30 đồng lên 20.590 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 23 lần tăng giá và 27 lần giảm giá.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm