Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó đại sứ Anh: Thấy ngà voi hãy nhíu mày lên án, chớ coi là sang

Đại sứ quán Anh cùng các tổ chức môi trường nói Việt Nam có nhiều bước tiến đáng kể chống buôn bán động vật hoang dã, và kêu gọi tiếp tục từ bỏ quan niệm sai lầm về vấn đề này.

“Bây giờ là năm 2018, không còn là năm 1954, chúng ta có thuốc chữa bệnh hơn là lầm tưởng về tác dụng của các loài vật này”, Phó đại sứ Anh Steph Lysaght, đồng thời là người phụ trách chương trình hỗ trợ Việt Nam chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã (ĐVHD), nói hôm 27/12 trong một buổi gặp gỡ báo chí.

“Khi bước vào nhà ai đó, nếu thấy ngà voi trên giá, chúng ta nên nhíu mày và nói đó là điều đáng xấu hổ, thay vì coi đó là sang trọng”, ông nói thêm. "Chúng ta cần tăng cường năng lực hải quan, thắt chặt thực thi pháp luật, nhưng quan trọng nhất cần mỗi người phải lên tiếng nói rằng điều này là sai trái, và thay đổi quan điểm”.

Nhận thức về ĐVHD ở Việt Nam đang có dấu hiệu thay đổi. Theo khảo sát của Nielsen và tổ chức CHANGE/WildAid Vietnam, trong 3 năm 2014-2016, tỷ lệ người có niềm tin sai lệch vào giá trị y học của sừng tê giảm 3 lần từ 69% xuống 23%. Số người hiểu sừng tê có cấu tạo từ những chất giống tóc và móng tay tăng 2,5 lần từ 19% lên 68%.

dong vat hoang da,  buon ban,  su quan anh,  voi,  te te,  sung te giac,  trai phap luat anh 1
Phó Đại sứ Anh Steph Lysaght (ngoài cùng, bên phải) trao đổi cùng đại diện của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) và Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã (USAID Saving Species). Ảnh: Trọng Thuấn.

Một báo cáo gần đây của Hiệp hội bảo tồn ĐVHD (WCS) cho biết trong 5 năm từ 2013-2017, các cơ quan công an, kiểm lâm, hải quan và biên phòng của Việt Nam đã xử lý 1.504 vụ việc vi phạm, thu giữ hơn 41 tấn cá thể và sản phẩm từ ĐVHD, và thu 16 tỷ đồng tiền phạt. Các loài tê giác, voi và tê tê, tuy không có nguồn gốc từ Việt Nam, nằm trong số những loài chịu đe dọa lớn nhất khi chiếm gần một nửa khối lượng bị thu giữ.

Trong năm 2018, tuy chưa có thống kê tổng quát nhưng Việt Nam cũng chứng kiến các vụ bắt giữ lớn. Tháng 10/2018, Hải quan Nội Bài đã bắt giữ hơn 53 kg nghi là sừng tê giác từ Nam Phi. Trước đó, có thể kể đến các vụ bắt giữa 8 tấn nghi là vảy tê tê và ngà voi tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng tháng 9/2018 và 7 tấn nghi là vảy tê tê tại cảng Cát Lái, TP. HCM tháng 4/2018, bên cạnh các án tù vì tội buôn bán ĐVHD.

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết tính đến tháng 10/2018, số lượng gấu bị nuôi nhốt trên cả nước chỉ còn khoảng 800, so với 4.300 vào năm 2005. Dù vậy, có ý kiến lo ngại về số phận những con gấu khi các trại nuôi đóng cửa.

dong vat hoang da,  buon ban,  su quan anh,  voi,  te te,  sung te giac,  trai phap luat anh 2
Tang vật vụ bắt giữ nhiều tấn ngà voi và vảy tê tê tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng tháng 9/2018. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Lợi nhuận của buôn bán trái pháp luật ĐVHD và mức độ nguy hiểm của nó được đánh giá ngang với buôn lậu vũ khí, ma túy và buôn người, theo thống kê của Liên Hợp Quốc.

“Chúng ta vẫn cần phải trung thực, rằng chúng ta vẫn đang thua cuộc chiến bảo vệ ĐVHD trên toàn cầu. Trên thế giới số lượng cá thể voi vẫn đang giảm một cách báo động”, Phó đại sứ Lysaght nói.

TQ nới lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã và 'mặt tối con người'

Sau khi Trung Quốc ra quyết định nới lỏng lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã, nhiều người lo ngại tài nguyên thiên nhiên cùng tương lai các nước châu Phi đang rơi vào nguy hiểm.

Mỹ hỗ trợ ngăn chặn tiêu thụ sừng tê giác tại Việt Nam

Sáng kiến "Chí" bước vào giai đoạn 3 với nỗ lực của các nước châu Á và Mỹ nhằm chấm dứt hành vi sử dụng sừng tê, ngăn chặn tội phạm động vật hoang dã.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm