Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó chủ tịch Bình Định ra 'tối hậu thư' với doanh nghiệp đóng tàu thép

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu yêu cầu hai doanh nghiệp "làm ăn gian dối" phải sửa chữa tàu thép như mới 100% chứ không chấp nhận khắc phục qua loa.

Ngày 27/6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu yêu cầu Công ty TNHH MTV Nam Triệu và Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cùng ngư dân thống kê tất cả hạng mục, thiết bị hư hỏng của từng con tàu, lập biên bản rồi tiến hành sửa chữa như mới 100%.

Ông Châu quả quyết, nếu chỗ nào thép không đúng chất lượng dứt khoát phải tháo ra thay thế bằng máy mới đúng chủng loại, hàng chính hãng mà ngư dân đã hợp đồng. Tất cả phải mới 100%, nguyên đai nguyên kiện.

Đối với các tàu có thép có máy móc, vật liệu đúng chuẩn rồi nhưng sơn không đảm bảo cũng phải cạo, phun cát sơn lại đúng quy trình tàu biển.

Tau thep chuc ty Binh Dinh nam bo anh 1
 Tàu thép đóng mới bàn giao cho ngư dân Bình Định đã gỉ sắt, xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Minh Hoàng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh ra “tối hậu thư” cho hai doanh nghiệp phải tập trung cao độ trong thời gian ngắn nhất, sửa chữa sớm nhất để tất cả tàu thép gặp sự cố đảm bảo chất lượng để ngư dân tự tin ra khơi trở lại. Việc sửa chữa phải hoàn thành trong tháng 7 tới.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành lập tổ kỹ thuật phối hợp với các huyện kiểm tra chủng loại, chất lượng, đảm bảo đúng máy mới, chính hãng tất cả máy móc, thiết bị trước khi đưa lên tàu lắp thay thế. Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (Tổng cục Thủy sản) kiểm định lại trước khi cho các tàu vỏ thép sửa chữa được xuất xưởng, tham gia hoạt động trên biển.

Thời gian tàu nằm bờ sửa chữa, hai doanh nghiệp phải trả lãi suất ngân hàng và bồi thường thiệt hại dân sinh cho ngư dân. 

Tau thep chuc ty Binh Dinh nam bo anh 2
 Đại tá Trần Huy Giáp, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Định, khẳng định việc xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong vụ tàu thép đóng mới bàn giao đã nằm bờ. Ảnh: Minh Hoàng.

Bộ Công an đang mở rộng điều tra hai doanh nghiệp đóng tàu 

Đại tá Trần Huy Giáp, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Định, cho hay Công an tỉnh này đang phối hợp với Cục Bảo vệ an ninh kinh tế lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ Công an) tiếp tục mở rộng điều tra hai doanh nghiệp đóng tàu "làm ăn gian dối". Kết quả thẩm định tàu thép cho thấy có dấu hiệu sai phạm trong vụ việc này.

Theo ông Giáp, hợp đồng đóng tàu giữa ngư dân với các công ty đóng tàu là hợp đồng kinh tế đặc biệt vì nó gắn liền với chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Do đó, bên nào thực hiện không đúng hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm, cần phải xử lý đối với các đơn vị, cá nhân liên quan.

Về vấn đề này, ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết thêm trước mắt Công an tỉnh lập hồ sơ kiến nghị Bộ Công an khởi tố Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) do làm ăn gian dối, trốn tránh trách nhiệm khắc phục sự cố tàu thép cho ngư dân. Hôm nay, các địa phương hỗ trợ ngư dân thủ tục pháp lý khởi kiện doanh nghiệp này ra tòa.

"Riêng Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Bộ Công an), tỉnh không có áp lực gì cả. Doanh nghiệp này đang có thiện chí khắc phục sự cố tàu thép cho ngư dân. Quá trình sửa chữa tàu thép, nếu doanh nghiệp này làm ăn không đàng hoàng thì chúng tôi tiếp tục kiến nghị cơ quan chức năng khởi tố, xử lý hình sự theo quy định pháp luật", ông Châu nhấn mạnh. 

16/18 tàu hư hỏng vay vốn của Ngân hàng BIDV

Theo Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản), Bộ NN&PTNT đã tổng hợp công bố 235 cơ sở đủ điều kiện tham gia đóng mới, sửa chữa tàu theo Nghị định 67, trong đó có hơn 70 doanh nghiệp đóng tàu vỏ thép. Ngư dân dựa vào danh sách này, có quyền lựa chọn cơ sở để đóng tàu.

Tau thep chuc ty Binh Dinh nam bo anh 3
Hầu hết tàu thép đóng mới theo Nghị định 67 bàn giao đã gặp sự cố nằm bờ ngư dân Bình Định vay vốn ngân hàng BIDV. Ảnh: Minh Hoàng.

Đến hết tháng 5/2017, tổng số tàu cá đã và đang đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67 là 967 tàu, trong đó 666 tàu đi vào hoạt động. Trong số các tàu đi vào hoạt động, tàu vỏ thép 297 tàu, vỏ gỗ 347 tàu và vỏ composite là 22 tàu. Đa số các tàu hoạt động có hiệu quả và nhiều tàu đã trả nợ vốn và lãi suất ngân hàng.

Trong khi đó, 18 tàu thép của ngư dân Bình Định hư hỏng, gỉ sét, đang gây bức xúc dư luận chỉ tập trung hai doanh nghiệp. Đặc biệt có 16/18 tàu thép mới đóng bàn giao đã bị hư hỏng này là do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho vay vốn.

Tại cuộc họp với cơ quan chức năng chiều 26/7, lãnh đạo Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Phú Tài (Bình Định) cho rằng mọi thủ tục cho ngư dân vay vốn đóng mới tàu thép theo Nghị định 67 là "đúng quy trình".

"Chúng tôi không chỉ định ngư dân đóng tàu ở Công ty TNHH MTV Nam Triệu hay Công ty TNHH Đại Nguyên Dương. Ngư dân đăng ký đóng tàu ở đâu là quyền của họ chứ chúng tôi không can thiệp", đại diện BIDV chi nhánh Phú Tài khẳng định. 

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám yêu cầu Ngân hàng BIDV cần tự chấn chỉnh và xem xét tại sao các trường hợp tàu thép mới bàn giao đã hư hỏng lại tập trung chủ yếu tại chi nhánh của mình.

Kiến nghị khởi tố doanh nghiệp đóng tàu han gỉ tại Bình Định

Lãnh đạo tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ Công an khởi tố, xử lý hình sự Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng tàu thép gian dối, trốn tránh trách nhiệm với ngư dân.


Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm