Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó bí thư Hà Nội: 'Chưa thể lạc quan để có thể mở cửa ngay'

“Xác định không thể nói trước được điều gì vì thành phố vẫn còn nguy cơ. Chúng ta phải chung sống một cách chủ động, an toàn với Covid-19", lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nói.

Phát biểu kết luận tại buổi thông tin báo chí chiều 20/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 sau khi hết đợt giãn cách thứ 4, Hà Nội đã đánh giá kỹ lưỡng tình hình, xác định nguy cơ, đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, doanh nhân...

Hà Nội cũng đã trao đổi với các tỉnh, thành phố xung quanh để thống nhất đồng bộ các giải pháp bảo đảm tính chất liên vùng, liên kết, đồng thuận cũng như tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Trung ương.

Việc nới lỏng một số hoạt động từ 6h ngày 21/9 nhằm mục tiêu vừa duy trì hiệu quả phòng, chống dịch, vừa tạo điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của người dân; tiếp tục nâng cao năng lực y tế của thành phố một cách toàn diện để sẵn sàng ứng phó trong các tình huống dịch bệnh mới.

Ông Phong nhấn mạnh các biện pháp của thành phố lần này không cầu toàn, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Công tác phòng chống dịch của Hà Nội phải đặt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh chung của các tỉnh, thành phố xung quanh và cả nước.

“Với dịch bệnh, Hà Nội xác định không thể nói trước được điều gì, vì thành phố vẫn còn nguy cơ. Vẫn còn F0 ngoài cộng đồng, do xét nghiệm 2-3 ngày/lần phát hiện ra. Chúng ta phải chung sống một cách chủ động, an toàn với Covid-19”, ông Phong nói.

Dich Covid-19 Ha Noi,  gian cach xa hoi Ha Noi anh 1

Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong. Ảnh: Đ.X.

Phó bí thư cũng cho biết UBND Hà Nội sẽ ban hành chỉ thị mới, hướng dẫn cụ thể các hoạt động được phép quay trở lại trong 2 tuần tiếp theo và điều chỉnh linh hoạt dưa trên diễn biến dịch bệnh.

Lãnh đạo Thành ủy cũng lo ngại người dân sau thời gian dài phải ở nhà giãn cách sẽ như chiếc "lò xo nén", khi nới lỏng dễ chủ quan, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. “Kết quả chống dịch có bền vững hay không phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn”, ông Phong nói.

Đến nay, 94,2% người trên 18 tuổi ở Hà Nội đã được tiêm 1 mũi vaccine, tuy nhiên, thành phố vẫn chưa thể về bình thường mới vì mũi 2 mới đạt tỷ lệ 12%. Trong khi Bộ Y tế quy định muốn trở về bình thường mới phải trên 70% mũi 1 và trên 20% mũi 2. Vì vậy, ông Phong nhấn mạnh TP chưa thể lạc quan để có thể mở cửa ngay.

Thời gian tới, TP sẽ phấn đấu hoàn thành sớm việc tiêm phủ vaccine mũi 2 cho toàn bộ người dân trong tháng 11. Từ đó, TP có cơ sở để tính toán cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học.

Theo Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng, từ 6h ngày 21/9, Hà Nội sẽ dừng việc kiểm soát giấy đi đường đối với người dân, doanh nghiệp khi di chuyển trên địa bàn. TP cũng dừng phân 3 vùng giãn cách như hiện nay và chuyển sang phong tỏa các khu vực hẹp.

Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội từ ngày 24/7. Tính đến chiều 20/9, CDC Hà Nội đã ghi nhận 3.931 trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn trong đợt dịch thứ 4.

Xe cộ ùn ứ ngày cuối đợt giãn cách ở Hà Nội Sáng 20/9, nhiều tuyến đường ở Hà Nội đông đúc phương tiện qua lại. Hiện tượng ùn tắc đã xảy ra tại nút giao khu đô thị Xa La, quận Hà Đông.

Hà Nội duy trì việc cấp giấy đi đường cho người dân

Đại diện Công an Hà Nội đề nghị UBND TP sớm có văn bản hướng dẫn phân định các khu vực để làm căn cứ quản lý di chuyển của người dân.

Yêu cầu xem xét phản ánh về việc thu phí xét nghiệm Covid-19 ở Hà Nội

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội xem xét thông tin phản ánh về việc bệnh nhân bị chỉ định xét nghiệm Covid-19 và phải thanh toán chi phí này.

Sơn Hà

Bạn có thể quan tâm