Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phi công cuối cùng của đội thả bom nguyên tử qua đời

Hôm qua người cuối cùng trong phi đội thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 93.

Ông Theodore VanKirk. Ảnh: Dancallister
Cựu binh Theodore VanKirk. Ảnh: Dancallister

Ông Theodore VanKirk, người từng tham gia nhóm thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, đã qua đời tại nhà riêng tại thành phố Stone Mountain, bang Georgia hôm 29/7 do tuổi cao, AP dẫn lời Tom VanKirk, con trai của ông Theodore.

VanKirk từng đảm nhận gần 60 nhiệm vụ ném bom, nhưng ông chỉ trở nên nổi tiếng sau sự kiện quân đội Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima.

Năm 24 tuổi, VanKirk là hoa tiêu trên máy bay ném bom B-29. Ông cùng phi công Paul Tibbets và người ném bom Tom Ferebee trong nhiệm vụ đặc biệt số 13.

Khi trả lời phỏng vấn hãng thông tấn AP năm 2005, VanKirk nói nhiệm vụ đã hoàn tất một cách hoàn hảo. Chỉ 15 giây sau khi phi cơ bay qua bầu trời thành phố Hiroshima vào đêm 6/8/1945, VanKirk đã ra lệnh cho người ném bom Tom Ferebee thực hiên nhiệm vụ.

Trái đất sẽ ra sao khi chiến tranh hạt nhân xảy ra?

Một nhóm các nhà khoa học khí quyển và môi trường của Mỹ đã vạch ra tương lai thế giới khi một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Khi quả bom nguyên tử “Little Boy ” với khối lượng 60 kg rơi xuống thành phố Hiroshima, ông và phi hành đoàn không biết liệu quả bom thực sự hoạt động hay không. Họ đã đếm qua các con số 1001, 1002 để tới giây thứ 43, khi quả bom phát nổ.

“Tôi nghĩ mọi người trên máy bay đều cho rằng, bom đã không hoạt động. Mọi việc dường như diễn ra lâu hơn 43 giây”, ông VanKirk hồi tưởng.

Các thành viên trên chiếc máy bay ném bom B-29. Ảnh: AP
Các thành viên trên máy bay ném bom B-29. Ảnh: AP

Vụ nổ đã giết 140.000 người dân thành phố Hiroshima. 3 ngày sau vụ ném bom, quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản, khiến 80.000 người thiệt mạng. 6 ngày sau, Nhật Bản đầu hàng.

Theo ông VanKirk, việc quân đội Mỹ sử dụng bom nguyên tử để chấm dứt chiến tranh là điều cần thiết.

“Mọi người coi cha tôi là một người anh hùng. Nhưng đối với tôi, ông là một người cha tốt”, Tom VanKirk nói.

Đám tang VanKirk sẽ diễn ra hôm 5/8 tại quê của ông – thành phố Northumberland, bang Pennsylvania, Mỹ.

Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân

Bom hạt nhân là loại vũ khí có sức hủy diệt kinh hoàng bắt nguồn từ những hạt nhân nhỏ bé proton, neutron và electron, hiện loại bom này vẫn con trong biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ và một số nước.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm