Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phép màu cho cặp song sinh người Việt

Ông bà Michael và Johanne Wagner ở Toronto, Canada xúc động tại buổi họp báo về việc bé gái gốc Việt là con nuôi của họ vừa trải qua ca phẫu thuật ghép gan thành công.

Phuoc và Binh Wagner đã mạnh khỏe sau các ca phẫu thuật tại bệnh viện ở Toronto. Ảnh: Facebook
Phuoc và Binh Wagner đã mạnh khỏe sau các ca phẫu thuật tại bệnh viện ở Toronto. Ảnh: Facebook

Theo Yahoo, hai bé gái song sinh 3 tuổi gốc Việt là Binh Wagner và Phuoc Wagner đã được vợ chồng ông bà Wagner (cùng 45 tuổi) nhận làm con nuôi từ tháng 11/2012.

Ông bà Wagner quả thật yêu thích gia đình đông đúc vì họ đã có 7 người con gồm 5 con ruột và 2 con nuôi.

Ngay từ lúc nhận nuôi hai bé từ Việt Nam, ông bà Wagner đã biết Binh va Phuoc bị mắc hội chứng Alagille, chứng rối loạn gene chết người có tỉ lệ 1/10.000 trẻ sơ sinh mắc phải.

Chứng này gây tổn hại tới các cơ quan nội tạng như tim, gan và thận. Ở trường hợp của hai bé gái, chứng Alagille đã làm hỏng chức năng gan và cần được ghép tạng mới có cơ may sống sót.

Bà Johanne và bé Binh sau ca phẫu thuật ghép gan thành công vài tuần trước.
Bà Johanne và bé Binh sau ca phẫu thuật ghép gan thành công vài tuần trước.

    Sau khi đăng ký đích thân hiến gan cho hai con, ông Michael được bác sĩ cho biết chỉ có thể hiến tạng cho một trong hai.

    Theo lời kể của bà Johanne, hồi tháng 1/2015, vợ chồng bà đã buộc phải nhờ bác sĩ quyết định chọn bé nào là người được ghép gan. Ông bà không chịu được nỗi đau khi buộc phải quyết định dành sự sống cho bé nào. Các bác sĩ đã chọn bé Phuoc và hai tháng trước, Michael Wagner đã cùng con trải qua ca phẫu thuật ghép gan thành công.

    "Tôi đã kiên quyết chiến đấu đến cùng vì chúng. Và tôi đã làm như vậy. Chúng tôi đã giữ trọn lời hứa của mình", bà Johanne Wagner viết như thế trên trang blog.

    Ca phẫu thuật hiến gan thành công của ông Michael cho bé Phuoc ngày 10/2 vừa qua, theo bà Johanne, đã "đánh dấu một thắng lợi với gia đình chúng tôi".

    Nhưng còn bé Binh, sự sống của cô bé lúc đó đã ngàn cân treo sợi tóc vì không dễ tìm được người hiến gan.

    Ông Michael và con gái nuôi Phuoc Wagner sau ca phẫu thuật ghép gan tháng 2/2015. Ảnh: Facebook/Liver transplants for our Vietnamese twin girls
    Ông Michael và con gái nuôi Phuoc Wagner sau ca phẫu thuật ghép gan tháng 2/2015. Ảnh: Facebook/Liver transplants for our Vietnamese twin girls

    Tìm được người cho tạng phù hợp đã khó, các thủ tục y khoa, thời gian dành cho trước, trong và sau phẫu thuật với người hiến tạng còn khó khăn gấp bội.

    Đó là chưa kể 40% số người hiến tạng sẽ phải chịu đựng những biến chứng phức tạp giai đoạn hậu phẫu, ngay cả trong những điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất.

    Hai vợ chồng ông bà Wagner đã lập trang Facebook Liver transplants for our Vietnamese twin girls (Ghép gan cho hai con gái song sinh người Việt Nam của chúng tôi) để chia sẻ câu chuyện của gia đình mình và kết hợp với Bệnh viện Đa khoa Toronto tìm kiếm người hiến tạng phù hợp cho bé.

    Đã có gần 600 người giấu tên đăng ký hiến tạng cho bé Binh. Hôm 20/4, ông bà Wagner vui mừng thông báo bé Binh Wagner đã được cứu sống nhờ một người hiến gan giấu tên. Ca ghép thành công vài tuần trước đó và bé Binh đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe rất tốt.

    Trong thông điệp cảm ơn gửi tới những người sẵn sàng hiến tạng cứu hai bé, ông bà Wagner viết: "Binh đã nhận được món quà của bé! Không có lời nào để nói hết tấm lòng cảm kích của chúng tôi đối với người hiến tạng đã quên mình vì bé".

    Trẻ Việt lai trong chiến tranh về quê mẹ xây trại mồ côi

    Thi Hien Suzanne Hook, trẻ Việt lai trong chiến tranh, bán hết gia sản ở Anh để về TP HCM và xây dựng nhà tình thương. Mái ấm của chị đã hoạt động gần 5 năm.

    http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150423/phep-mau-cho-cap-song-sinh-nguoi-viet/737669.html

    Theo D.Kim Thoa/Tuổi Trẻ

    Bạn có thể quan tâm