Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát lộ thành phố hơn 1.000 năm mất tích

Một thành phố mất tích từng phát triển phồn thịnh ở một ngọn núi mờ sương tại Campuchia cách đây 1.200 năm đã được các nhà khảo cổ phát hiện nhờ công nghệ laser đột phá gắn trên trực thăng.

Phát lộ thành phố hơn 1.000 năm mất tích

Một thành phố mất tích từng phát triển phồn thịnh ở một ngọn núi mờ sương tại Campuchia cách đây 1.200 năm đã được các nhà khảo cổ phát hiện nhờ công nghệ laser đột phá gắn trên trực thăng.

Theo tờ Sydney Morning Herald, thành phố Mahendraparvata có nhiều ngôi đền tọa lạc trong rừng rậm qua nhiều thế kỷ và phần nhiều trong số đó chưa bị cướp phá.

 
Một ngôi đền tại thành phố mất tích.

Một nhà báo và một phóng viên ảnh của tờ Sydney Morning Herald đã theo chân một đoàn thám hiểm do một nhà khảo cổ gốc Pháp dẫn đầu, băng qua khu rừng rải đầy mìn ở vùng Siem Reap, nơi có ngôi đền Angkor Wat nổi tiếng thế giới.

Đoàn thám hiểm đã sử dụng một thiết bị có tên Lidar vốn được gắn vào trực thăng bay trên một đỉnh núi phía bắc Angkor Wat trong bảy ngày, cung cấp lượng dữ liệu ngang bằng nhiều năm nghiên cứu dưới mặt đất của các nhà khảo cổ.

Thiết bị trên đã giúp phát hiện thành phố được cho là cái nôi của vương quốc Khmer vốn ra đời năm 802, hé lộ hơn hai chục ngôi đền chưa từng được ghi chép trước đây cùng bằng chứng về các kênh đào, đê điều và đường xá.

Ông Jean-Baptiste Chevance, Giám đốc Tổ chức Khảo cổ và Phát triển ở London, người dẫn đầu đoàn thám hiểm, nói với tờ Sydney Morning Herald rằng các kinh văn cổ đại cho biết vua Jayavarman II từng có một thủ đô trên núi.

Khám phá nói trên đã xác nhận thành phố Mahendraparvata được xây trên đỉnh Phnom Kulen trước khi Jayavarman II di chuyển xuống phía dưới và xây dựng một thủ đô khác gần đền Angkor Wat.

Ông Damian Evans, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ tại Campuchia của đại học Sydney (Úc), cho biết đoàn thám hiểm hiện chưa biết thành phố Mahendraparvata rộng lớn như thế nào bởi công việc nghiên cứu chỉ mới được tiến hành trên một khu vực giới hạn.

“Có thể những gì chúng ta thấy không phải là khu vực trung tâm thành phố, nên còn nhiều việc phải làm để khám phá quy mô của nền văn minh này”, ông Evans nói.

Trong khi đó, Quốc vụ khanh Bộ Văn hóa Campuchia Chuch Phoeun nói với AFP: “Chúng tôi cần phải bảo tồn khu vực bởi đó là nguồn gốc nền văn hóa của chúng tôi”.

Angkor Wat từng có thời là thành phố lớn nhất thế giới thời kỳ tiền công nghiệp và được xem là một trong các kỳ quan cổ đại của thế giới.

Thành phố này được vua Suryavarman II xây từ đầu đến giữa thế kỷ 12 vào thời kỳ đỉnh cao về sức mạnh chính trị và quân sự của vương quốc Khmer.

Theo Thanh Niên

Theo Thanh Niên

Bạn có thể quan tâm