Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện vụ nổ vũ trụ lớn chưa từng thấy

Các nhà khoa học vừa ghi nhận vụ nổ vũ trụ lớn nhất từ trước đến nay, cách Trái Đất 8 tỷ năm ánh sáng và sáng gấp 10 lần bất kỳ vụ nổ siêu tân tinh từng được ghi nhận.

Ảnh minh họa lỗ đen hấp thụ ngôi sao. Ảnh: John A Paice/Space.

Vụ nổ được ký hiệu AT2021lwx, lần đầu được phát hiện bởi Cơ sở Zwicky Transient ở California, Mỹ vào năm 2020. Dù vậy, quy mô và sức mạnh của vụ nổ chỉ mới được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.

AT2021lwx sáng hơn 10 lần so với bất kỳ vụ nổ siêu tân tinh nào từng được ghi nhận. Các vụ nổ siêu tân tinh thường kéo dài vài tháng, trong khi vụ nổ AT2021lwx đã diễn ra trong ít nhất 3 năm, Space đưa tin ngày 12/5.

Vụ nổ cách Trái Đất 8 tỷ năm ánh sáng và cũng là vụ nổ lớn nhất từng được ghi nhận. "Nó không được chú ý trong một năm khi nó trở nên sáng hơn", tiến sĩ Philip Wiseman, trưởng nhóm quan sát, cho biết. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào AT2021lwx sau khi tính toán và ghi lại độ sáng hiếm thấy.

"Chúng tôi ước tính nó là một quả cầu lửa có kích thước gấp 100 lần hệ Mặt Trời. Trong 3 năm, nó giải phóng năng lượng gấp 100 lần so với tổng năng lượng trong vòng đời 10 tỷ năm của Mặt Trời", ông Wiseman nói.

AT2021lwx sáng hơn 3 lần so với cường độ ánh sáng thông thường, khi các ngôi sao bị xé toạc và bị nuốt chửng bởi lỗ đen, được gọi là gián đoạn thủy triều (TDE).

Vụ nổ này không phải hiện tượng sáng nhất từng được chứng kiến. Kỷ lục này thuộc về vụ nổ tia gamma GRB 221009A, được phát hiện vào năm 2022. Tuy nhiên, vụ nổ gamma chỉ kéo dài trong một phút, theo Guardian.

Hiểu về vũ trụ qua những cuốn sách

Mục Thế giới giới thiệu các cuốn sách về vũ trụ như cuốn “Vũ trụ”, “Lược sử thời gian”, “Một đêm”. Đây là những cuốn sách cung cấp kiến thức về vũ trụ, khơi gợi cảm hứng khám phá khoảng không vô tận.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Phát hiện mới về vụ nổ siêu tân tinh từ kính viễn vọng James Webb

Kính viễn vọng James Webb giúp các nhà khoa học thu được hình ảnh ấn tượng từ tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh trẻ nhất từng được biết đến.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm