Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện vụ nổ lớn nhất kể từ sau Bigbang

Vụ nổ ở xa chúng ta đến mức phải mất 390 triệu năm ánh sáng, các kính viễn vọng tia X mới có thể phát hiện.

Bạn hẳn đã từng nghe về Vụ nổ lớn (Big Bang), sự kiện đặt nền móng cho vũ trụ chúng ta ngày nay.

Các nhà khoa học hôm 28/2 cho hay họ vừa phát hiện vụ nổ kinh khủng tương tự xảy ra trong không gian. Sức công phá của nó mạnh hơn gấp 5 năm lần so với bất kỳ vụ nổ nào từng được quan sát trước đây.

Theo Fox News, giới khoa học so sánh vụ nổ này tương tự thảm họa phun trào núi lửa tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ tại núi St. Helens ngày 18/5/1980.

“Vụ nổ này khủng khiếp như cách vụ phun trào năm 1980 phá hủy ngọn núi St. Helens. Tuy nhiên, khác biệt là bạn có thể đặt đến 15 thiên hà Milky Way vào 'miệng núi' này", tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Simona Giacintucci thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Washington D.C cho biết.

Phat hien vu no lon tuong tu Bigbang anh 1

Vụ nổ cách chúng ta đến 390 triệu năm ánh sáng. Ảnh: BBC.

“Vụ nổ xảy ra chậm như một video slow motion vậy. Nó đã diễn ra trong hàng trăm triệu năm”,Giáo sư Melanie Johnston-Hollitt, Đại học Curtin thuộc Trung tâm nghiên cứu thiên văn vô tuyến quốc tế (ICRAR) miêu tả.

Các nhà nghiên cứu tin rằng vụ nổ này bắt nguồn từ một lỗ đen khổng lồ, nằm cách Trái Đất khoảng 390 triệu năm ánh sáng.

Những manh mối đầu tiên về nó được phát hiện nhờ các kính viễn vọng tia X phát hiện ra bước sóng bị bẻ cong từ thiên hà Ophiuchus - tập hợp của các thiên hà nhỏ hơn, khí nóng và vật chất tối.

Hiện vẫn chưa kết luận được liệu vụ nổ có tác động gì đến chúng ta hay không.

Máy tính có thể bị hack chỉ qua độ sáng màn hình

Phần mềm độc hại trên máy tính không kết nối Internet có thể truyền dữ liệu đi bằng cách thay đổi độ sáng màn hình và rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Đại Việt

Bạn có thể quan tâm