Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện vết răng cá sấu 13 triệu năm trước

Cách đây 13 triệu năm, gần khu vực nay là sông Napo ở Peru, một con cá sấu cổ đại Purussaurus đã cắn vào đùi sau của con lười và để lại 46 vết răng.

Theo CNN, các nhà nghiên cứu giờ đây đã có thể phục dựng vụ tấn công này dựa trên việc phân tích vết cắn trên chân sau của con lười.

Ông Rodolfo Salas-Gismondi, người đứng đầu nghiên cứu cho biết khi trưởng thành, con cá sấu cổ đại này có thể có lực cắn lên tới 7 tấn, gấp 4 lần lực cắn mạnh nhất từng được ghi nhận trong thế giới động vật.

Con Purussaurus thực hiện vụ tấn công cách đây 13 triệu năm vào con lười mặt đất (Megatherium) là một con non. Lực đớp của nó tương đương với một con cá sấu cayman hiện đại, đủ làm gãy xương con mồi.

"Vết cắn mạnh đến nỗi nhiều răng đã đục thủng xương chày và phá hủy nhiều phần của xương vỏ. Con lười không có cơ hội nào", ông Salas-Gismondi, nhà cổ sinh vật học tại Phòng thí nghiệm BioGeoCiencias của Đại học Peruana Cayetano Heridia tại thủ đô Lima (Peru), nhận định. Ông cho biết không có dấu vết hồi phục của xương, cho thấy con lười đã chết ngay sau đó.

Ca sau co dai voi luc can 7 tan anh 1

Hình ảnh minh họa cá sấu cổ đại Purussaurus tấn công lười mặt đất Megatherium. Ảnh: CNN.

Hóa thạch xương chày của con lười cung cấp cái nhìn hiếm hoi về mối quan hệ giữa các dã thú và con mồi từng sống ở khu vực Amazonia, xung quanh lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, cách đây hàng triệu năm.

"Xương chày được phát hiện ở vùng Amazonia của Peru là xương đầu tiên của một loại động vật có vú mang vết răng của cá sấu cổ đại. Do đó, nó có vai trò quan trọng trong việc giúp tìm hiểu mối quan hệ trong các hệ sinh thái cổ đại", ông Salas-Gismondi cho biết thêm.

Hóa thạch xương chày của con lười được phát hiện vào năm 2004 bởi Francois Pujos, đồng tác giả nghiên cứu và là nhà cổ sinh vật học chuyên về sự tiến hóa của loài lười mặt đất.

Ông Pujos chú ý đến vết răng trên xương, nhưng không chắc loài nào đã gây ra vết thương như vậy. Vào lúc đó, có rất ít hiểu biết về các con vật từng sống ở khu vực này vào thời kỳ của lười mặt đất.

Một nhóm bao gồm các nhà khoa học Pháp, Peru và Mỹ đã nghiên cứu khu vực Pebas Formation, nơi phát hiện chiếc xương chày trong vòng 15 năm qua, để tìm hiểu về các loài động vật từng sống ở đây thông qua các mẫu xương mà chúng để lại.

Các hồ và đầm lầy được coi là môi trường sống hoàn hảo cho cá sấu và cá sấu cổ đại cách đây từ 11 đến 20 triệu năm.

"Chúng tôi phát hiện dấu răng trên xương chày khớp với giải phẫu về hàm răng của loài ăn thịt hàng đầu ở Pebas - cá sấu cayman Purussaurus khổng lồ", ông Salas-Gismondi nói.

Purussaurus có thể dài tới 10 m khi trưởng thành, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng con vật đã gây ra vết cắn cho con lười chỉ là một con non, dài khoảng gần 4 m.

Cá sấu Mỹ đánh nhau giữa sân golf để giành lãnh thổ Đoạn video ghi lại cảnh cá sấu vật nhau quyết liệt để giành lãnh thổ trên sân golf, tại bang Nam Carolina, Mỹ.

Phát hiện mới về cá sấu khổng lồ từng ăn thịt khủng long

Một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ về những con cá sấu khổng lồ - với những chiếc răng to bằng trái chuối - từng đi lang thang khắp thế giới và săn khủng long.

Cá sấu thời tiền sử từng có răng to như quả chuối

Qua các vết răng tìm thấy trên hóa thạch cổ, những nhà khoa học khẳng định Deinosuchus nhiều lần đối đầu với khủng long bạo chúa T-Rex.

Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm