Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện tượng đá thân người đầu sư tử ở Thánh địa Mỹ Sơn

Trong quá trình khai quật ở Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), các nhà khảo cổ phát hiện hai bức tượng cổ bằng đá sa thạch có niên đại từ thế kỷ XIII.

Chiều 15/4, Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (Quảng Nam), cho biết trong quá trình khai quật, trùng tu nhóm tháp K Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú, Duy Xuyên) các nhà khảo cổ đã phát hiện 2 tượng có thân hình người, đầu hình sư tử.

Phat hien 2 buc tuong minh nguoi dau su tu anh 1
Hai bức tượng sư tử được phát hiện ở khu vực tháp K (thuộc thánh địa Mỹ Sơn). Ảnh: CTV.

Theo ông Hộ, những bức tượng được phát hiện gồm một tượng bị gãy hết tay chân (chỉ còn thân mình) và một tượng tương đối nguyên vẹn, cao khoảng 1,2 m; được điêu khắc thô sơ và mờ nét bằng đá sa thạch. Vị trí phát hiện các bức tượng nằm trong khuôn viên Thánh địa Mỹ Sơn.

Bước đầu, theo phỏng đoán của nhà chuyên môn, 2 bức tượng này có thể là tượng sư tử hoặc tượng khỉ Hanuman dùng để trang trí trước cổng tháp K. Vốn là một trong những tháp cổ của vương triều Chămpa được xây dựng khoảng đầu thế kỷ thứ XIII.

Ông Hộ cho biết hiện các nhà khoa học đã ghi lại vị trí phát hiện 2 bức tượng và lưu giữ mẫu tượng để phục vụ công tác nghiên cứu về sau.

Phat hien 2 buc tuong minh nguoi dau su tu anh 2
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), nơi phát hiện 2 bức tượng mình người đầu sư tử. Ảnh: Thiên Sơn. 

Theo tư liệu khảo cổ, Thánh địa Mỹ Sơn là nơi có nhiều đền đài Chămpa. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chămpa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chămpa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa này được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của tôn giáo này tại Việt Nam.

Giếng cổ Chămpa hơn 1.000 năm không cạn nước

Chiếc giếng cổ hơn 1.000 năm tuổi được xây dựng cạnh tháp Chăm Khương Mỹ (Quảng Nam) để phục vụ việc thờ cúng của người Chămpa vừa phát lộ.

Đắc Đức

Bạn có thể quan tâm