Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện tia sáng mạnh nhất trong lịch sử

Một vụ nổ tia gamma - loại vụ nổ điện từ giải phóng nhiều năng lượng nhất vũ trụ - được phát hiện gần Trái Đất hơn bình thường. Đây cũng là tia sáng mạnh nhất từng được quan sát.

Vụ nổ tia gamma được biết đến là vụ nổ giải phóng nhiều năng lượng nhất tồn tại trong vũ trụ. Ảnh: NASA.

Tia sáng được phát hiện vào hôm 9/10 giải phóng nguồn năng lượng 18 tera-electronvolt (TeV), theo Space.

Các nhà khoa học vẫn đang phân tích các dữ liệu đo được, nhưng nếu kết quả trên được xác thực, vụ nổ tia gamma vừa được quan sát sẽ là vụ nổ tia gamma đầu tiên được phát hiện mang năng lượng hơn 10 tera-electronvolt.

Các phân tích cho thấy vụ nổ tia gamma đến từ một nguồn cách xa Trái Đất khoảng 2,4 tỷ năm ánh sáng. Mặc dù không chính xác tuyệt đối, đây được xem là vụ nổ tia gamma gần nhất từng được nhìn thấy.

Vu no vu tru anh 1

Trong ảnh là ánh sáng do vụ nổ GRB221009A để lại. Ảnh được chụp một tiếng sau khi vụ nổ được phát hiện. Ảnh: NASA.

Vụ nổ tia gamma được phát hiện lần này được gọi là GRB221009A, xuất hiện gần Trái Đất hơn 20 lần so với vụ nổ tia gamma thông thường. Tuy nhiên, vụ nổ vẫn nằm trong khoảng cách an toàn, không gây hại cho Trái Đất.

Các nhà khoa học cho biết một vụ nổ tia gamma với khoảng cách gần hơn nhiều sẽ gây ra thảm họa cho hành tinh. Tia sáng với năng lượng mạnh như vậy trong vòng hàng nghìn năm ánh sáng cách Trái Đất sẽ phá hủy tầng ozone và có khả năng gây ra tuyệt chủng hàng loạt.

Trên thực tế, các nhà khoa học cho rằng sự kiện tuyệt chủng Ordovic xảy ra cách đây 450 triệu năm, có thể do một vụ nổ như vậy gây ra. Sự kiện tuyệt chủng Ordovic là một trong những sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái Đất, theo NASA.

Tuy nhiên, AFP dẫn lời nhà vật lý thiên văn học người Mỹ Brendan O’Connor cho biết vì các tia năng lượng hội tụ rất chặt và không có khả năng phát sinh trong thiên hà của chúng ta, mọi người không phải lo ngại về một viễn cảnh như vậy.

Vụ nổ tia gamma được vệ tinh quân sự của Mỹ tình cờ phát hiện vào những năm 1960. Hiện tượng này có khả năng được tạo ra khi các ngôi sao khổng lồ phát nổ vào cuối vòng đời của chúng trước khi biến thành hố đen, hoặc khi các sao neutron va chạm.

Hình ảnh dấu vân tay trong vũ trụ từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được 17 vòng bụi đồng tâm tạo thành hình ảnh gần giống như dấu vân tay. Đây là kết quả của việc hai ngôi sao tương tác gần.

Hình ảnh tàu vũ trụ đâm tiểu hành tinh từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

NASA hôm 29/9 đã công bố hình ảnh về "thử nghiệm phòng thủ hành tinh" trong không gian, trong đó một tàu vũ trụ được cho đâm vào một tiểu hành tinh nhằm thay đổi quỹ đạo của nó.

Hồng Sơn

Bạn có thể quan tâm