Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vệt sáng thông báo cái chết của một ngôi sao

Các nhà thiên văn học đã nhìn thấy vệt sáng được hình thành bởi một ngôi sao đang bị nuốt chửng bởi siêu hố đen.


Được phát hiện trong chòm sao Eridanus (Ba Giang) cách chúng ta 215 triệu năm ánh sáng, sự kiện AT2019qiz là lần cận cảnh nhất mà các nhà thiên văn học có thể quan sát quá trình một ngôi sao bị hủy diệt bởi hố đen.

”Khi ngôi sao tiến đủ gần đến một siêu hố đen ở trung tâm một thiên hà, lực hấp dẫn khủng khiếp từ hố đen sẽ xé toạc ngôi sao đó ra thành một dải vật chất”, Thomas Wevers, nhà khoa học từ Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO), chia sẻ.

Quá trình này được gọi là “sự kiện thủy triều gián đoạn” (tidal discruption event) hay giới khoa học còn nói thông dụng hơn là “mì ống hóa” để chỉ sự cán dẹt và kéo giãn của một ngôi sao. Khi xảy ra, nó sẽ giải phóng một vệt sáng có cường độ lớn đến nỗi các nhà thiên văn học có thể phát hiện được, dù chúng cách xa hàng triệu năm ánh sáng.

Phat hien thu vi ve cai chet cua mot ngoi sao anh 1

Vệt sáng phát ra từ "sự kiện thủy triều gián đoạn". Ảnh: NASA.

Để đi đến phát hiện này, nhóm nghiên cứu đã dành 6 tháng, sử dụng kính thiên văn với kích thước lớn và hiện đại bậc nhất của ESO để quan sát quá trình hủy diệt của ngôi sao.

Thông qua việc quan sát dưới các bước sóng của tia cực tím, ánh sáng khả kiến, tia X và sóng radio, giới khoa học có thể nghiên cứu chuyên sâu với độ chi tiết chưa từng có về hiện tượng “mì ống hóa”.

Cũng trong bài báo cáo, các nhà thiên văn học nêu ra một số trở ngại trong quá trình nghiên cứu. Theo đó, mặc dù phát ra một luồng ánh sáng rất mạnh, ta vẫn gặp khó khăn trong quá trình quan sát vì ánh sáng bị hao hụt do bụi vũ trụ hoặc các mảnh vụn cản trở trong quá trình truyền đi.

Phat hien thu vi ve cai chet cua mot ngoi sao anh 2

Vệt sáng từ ngôi sao bị xé toạc trong hiện tượng "mì ống hóa" AT2019qiz. Ảnh: ESO.

Samantha Oates từ Đại học Birmingham cho biết trong quá trình hố đen nuốt chửng ngôi sao, nó sẽ phóng một luồng vật chất ra ngoài có thể cản trở tầm nhìn của chúng ta.

Nhóm nghiên cứu cũng đo đạc ngôi sao bị nuốt chửng và cho biết nó có kích thước tương tự Mặt Trời của chúng ta. Sau khi quá trình nuốt chửng kết thúc, ngôi sao đó cung cấp một nửa khối lượng của mình cho hố đen với kích thước gấp hàng triệu lần bản thân nó.

Các nhà thiên văn học hy vọng sự quan sát chi tiết của họ về quá trình “mì ống hóa” sẽ giúp ích cho các nghiên cứu trong tương lai, với mục tiêu làm sáng tỏ những hiện tượng tương tự, đồng thời mở rộng sự hiểu biết của nhân loại về hố đen và cách các vật chất tương tác với nhau.

Bức ảnh 13,4 tỷ năm tuổi mà kính thiên văn Hubble chụp được Kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ tìm ra GN-z11, thiên hà xa xôi ở cách Trái Đất 13,4 tỷ năm ánh sáng.

Bên trong lỗ đen có thể là một vũ trụ khác

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã thử tìm lời giải cho câu hỏi lỗ đen là gì. Liệu trong đó chứa lỗ giun hay một vũ trụ thu nhỏ?

Một hành tinh đang trôi dạt ngoài vũ trụ

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh với kích thước ngang Trái Đất đang trôi dạt giữa vũ trụ mà không chịu tác động bởi bất kỳ ngôi sao nào.

Trần Cơ

Theo Business Insider

Bạn có thể quan tâm