Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện thêm 2 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống

Một hệ thống sao chứa 2 hành tinh giống với trái đất nằm cách chúng ta 1.000 năm ánh sáng hứa hẹn sẽ trở thành mục tiêu mới của những người đam mê truy lùng sự sống ngoài hành tinh.

Phát hiện thêm 2 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống

Một hệ thống sao chứa 2 hành tinh giống với trái đất nằm cách chúng ta 1.000 năm ánh sáng hứa hẹn sẽ trở thành mục tiêu mới của những người đam mê truy lùng sự sống ngoài hành tinh.

Trong những tháng tới, các nhà thiên văn học sẽ sử dụng hệ thống kính thiên văn vô tuyến điện trên khắp thế giới nhằm quan sát ngôi sao mang tên Kepler-62 nằm ở chòm sao Lyra. Là một ngôi sao nhỏ hơn so với mặt trời của chúng ta nhưng Kepler-62 sở hữu nhiều vệ tinh, trong đó có Kepler-62F với đường kính lớn hơn trái đất 1,4 lần và Kepler-62E, lớn hơn trái đất 1,6 lần.

Phát hiện thêm 2 "siêu trái đất" có thể tồn tại sự sống.

Sở dĩ, Kepler-62E và Kepler-62F được nhắc đến bởi hai hành tinh này được coi là những “siêu trái đất”, với khả năng tồn tại nước, khí oxy hay thậm chí là sự sống trên bề mặt. Cặp siêu trái đất này nằm trong cái gọi là “vùng sống” xung quanh các ngôi sao giống với mặt trời, với nhiệt độ đủ ấm để duy trì nước ở dạng lỏng.

Thậm chí, nếu sự sống tồn tại trên Kepler-62 E và F, rất có thể đây sẽ là những dạng sống thông minh hơn rất nhiều so với dạng sống trên trái đất bởi Kepler-62 già hơn mặt trời của chúng ta khoảng 2 tỷ năm. Nếu tồn tại sự sống trên hệ mặt trời này, theo logic, nó sẽ ưu việt hơn rất nhiều so với sự sống trên trái đất.

Hệ mặt trời Kepler-62 được kính thiên văn vũ trụ Kepler của NASA phát hiện. Với khả năng nhìn sâu vào không gian, Kepler đã phát hiện gần 3.000 hành tinh nằm ngoài thái dương hệ có khả năng tồn tại sự sống. 1/5 trong số những hành tinh này được gọi là “siêu trái đất” với kích thước lớn gấp 1,25–2 lần địa cầu.

Ngoài ra, Kepler còn phát hiện 3 hành tinh khác có kích thước tương tự trái đất đang quay xung quanh ngôi sao Kepler-62. Tuy nhiên, các hành tinh này không nhận được sự chú ý của các nhà khoa học bởi chúng nằm ngoài vùng sống của ngôi sao Kepler-62.

Tuy có công phát hiện nhưng Kepler không thể quan sát được sâu hơn vào các hành tinh quay xung quanh Kepler-62. Chính vì lẽ đó, hệ thống kính viễn vọng vô tuyến điện dưới trái đất sẽ được huy động nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu hành tinh Kepler-62E và Kepler-62F. Với khả năng quan sát hoàn hảo, nhiệt độ, khí quyển hay những yếu tố khác của các hành tinh đối tượng sẽ được làm sáng tỏ.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm