Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện mô da hóa thạch của tổ tiên loài người

Các nhà khoa học vừa phát hiện những mô da hóa thạch 2 triệu năm của 6 bộ xương tiền sử được cho là tổ tiên của loài người tại một hang động ở Nam Phi.

Hộp sọ của
Hộp sọ của sinh vật Australopithecus sediba. Ảnh: Rex/Getty

Nhóm chuyên gia tin rằng, các mô da thuộc loài sinh vật nguyên thủy Australopithecus sediba. Phát hiện mới có thể hé lộ những chi tiết quan trọng về cuộc sống của loài người cổ đầu tiên của nhân loại.

Họ cũng tìm thấy những mảng thức ăn còn mắc kẹt trong răng của nhiều bộ xương, theo Mirror.

Giáo sư Lee Berger, người đứng đầu dự án đồng thời là một nhà nhân chủng học tại Đại học Witwatersrand ở thành phố Johannesburg thuộc Nam Phi, chia sẻ: "Chúng tôi phát hiện rằng, mảng thức ăn không phải là những hòn đá thông thường mà là loại chất hữu cơ không phân hủy. Những thứ còn mắc kẹt trong răng, có thể là hạt giống, cho chúng tôi thấy loại thức ăn mà họ đã sử dụng".

Trước đó, năm 2010, nhóm các nhà khoa học do giáo sư Berger dẫn đầu đã công bố kết quả khai quật bộ xương hóa thạch của loài Australopithecus sediba tại khu bảo tồn thiên nhiên Malapa. 

Họ phát hiện một hộp sọ khá hoàn chỉnh với xương vai, bàn tay, xương cổ tay và xương mắt cá chân. Những dấu hiệu cho thấy Australopithecus sediba là họ hàng lâu đời của con người cả về đặc tính nguyên thủy và đặc điểm cơ thể.

Phát hiện răng người có niên đại 2,8 triệu năm

Với niên đại lên tới 2,8 triệu năm, một mẩu xương hàm người mà các nhà khảo cổ phát hiện ở châu Phi có thể là phần cơ thể của một trong những cá thể đầu tiên của nhân loại.

An Nhiên

Bạn có thể quan tâm