Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện hóa thạch sinh vật kỷ Jura trên sa mạc Chile

Hóa thạch này được cho là của một loài bò sát ăn thịt, thống trị một vùng Thái Bình Dương cách đây 160 triệu năm.

Mới đây, các nhà khoa học đã công bố phát hiện hóa thạch của một loài bò sát biển tại sa mạc Atacama của Chile - một trong những sa mạc khô cằn nhất thế giới.

Theo các nhà nghiên cứu Đại học Chile, Pliosaurs là một loài bò sát, tồn tại cách đây khoảng 160 triệu năm. Nó được cho là có lực cắn còn mạnh hơn cả Tyrannosaurus rex. Các mẫu vật mới này là hóa thạch có niên đại lớn thứ hai từng được ghi nhận của loài này ở Nam Bán cầu.

hoa thach ky Jura anh 1

Hóa thạch của một loài bò sát ăn thịt ở biển thuộc kỷ Jura được phát hiện trên sa mạc Atacama của Chile. Ảnh: Reuters.

Trước khi trở thành một vùng đất khô cằn chỉ có cát, đá và không có mưa trong suốt nhiều năm, sa mạc Atacama từng ngập phần lớn dưới Thái Bình Dương. Tại đây, Pliosaurs chính là kẻ thống trị. Con vật có hộp sọ lớn, khuôn mặt dài, cổ ngắn, hàm răng lớn đáng sợ, cấu trúc cơ thể thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước, và các chi tương tự vây. Chúng được mô tả là “tương tự về mặt sinh thái học” với cá voi sát thủ.

Theo Reuters, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mảnh xương hàm, răng và xương chi của những sinh vật này tại hai địa điểm ở lưu vực sông Loa gần thành phố Calama, Chile.

hoa thach ky Jura anh 2

Các nhà khoa học khai quật hóa thạch của Pliosaurs tại sa mạc Atacama. Ảnh: Reuters.

Phát hiện này giúp họ lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về quá trình tiến hóa, Rodrigo Otero, nhà cổ sinh vật học của Đại học Chile, người đứng đầu nghiên cứu, chia sẻ.

Otero còn cho biết hóa thạch hoàn chỉnh có thể dài từ 6 đến 7 m. Hộp sọ của nó dài khoảng 1 m, với răng dài khoảng 8 đến 10 cm.

Hóa thạch được khai quật từ năm 2017 và nghiên cứu của nó được công bố trên chuyên san South American Earth Sciences vào đầu tháng 9/2020.

Phát hiện hóa thạch khủng long 125 triệu năm ở Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện loài khủng long mới chuyên đào hang, hóa thạch của chúng được bảo quản trong vụ phun trào núi lửa 125 triệu năm trước.

Tranh cãi về 'hổ phách máu' trong nghiên cứu khủng long

Chính các hóa thạch nhỏ nhất được bảo quản trong hổ phách, chứ không phải những bộ xương khổng lồ, giúp ngành cổ sinh vật học thay đổi to lớn trong 5 năm qua.

Hồng Ngọc

Bạn có thể quan tâm