Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện ‘hành tinh zombie’ thoắt ẩn, thoắt hiện

Được phát hiện năm 2008, “hành tinh zombie” Fomalhaut b bất ngờ tan biến trong đám mây bụi khổng lồ, trước khi tái xuất trở lại trong lần quan sát 4 năm sau của kính thiên văn Hubble.

Phát hiện ‘hành tinh zombie’ thoắt ẩn, thoắt hiện

Được phát hiện năm 2008, “hành tinh zombie” Fomalhaut b bất ngờ tan biến trong đám mây bụi khổng lồ, trước khi tái xuất trở lại trong lần quan sát 4 năm sau của kính thiên văn Hubble.

Fomalhaut b được phát hiện trong vành đai bụi gần một ngôi sao hình mắt mang tên Fomalhaut. Các nhà thiên văn học cho biết, vành đai bụi này có xu hướng mở rộng ra không gian ở khoảng cách 14 – 20 tỷ dặm từ ngôi sao. Các nhà thiên văn học dự đoán, quỹ đạo quay của Fomalhaut b cũng mang hình elip, và phạm vi di chuyển của nó vượt ra ngoài đĩa bụi xung quanh Fomalhaut.

Ngôi sao hình mắt Fomalhaut và "hành tinh zombie" Fomalhaut b.

Điểm gần nhất trên quỹ đạo của Fomalhaut b cách Fomalhaut 4,6 tỷ dặm trong khi điểm cực viễn lên tới 27 tỷ dặm. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác lực đẩy hoặc hút nào khiến Fomalhaut b bay xa hành tinh mẹ, vượt cả ra ngoài phạm vi của đĩa bụi di chuyển xung quanh ngôi sao hình mắt Fomalhaut.

Ngoài đường cắt do quỹ đạo của Fomalhaut b tạo lên khi bay xuyên qua đĩa bụi của hành tinh mẹ, các nhà khoa học còn phát hiện ra thêm một đường cắt thứ 2 trên đám thiên thể quay xung quanh Fomalhaut. Nhiều khả năng, chúng được tạo ra do sự di chuyển của một “hành tinh zombie” thứ 2 chưa được phát hiện.

Sự xuất hiện bất ngờ của Fomalhaut b trong lần quan sát mới nhất của kính thiên văn vũ trụ Hubble khiến không ít chuyên gia cảm thấy kinh ngạc. Ngoài lần hiện diện năm 2012 vừa qua, Fomalhaut b cũng từng xuất hiện trong năm 2008 và đột nhiên biến mất.

Trên thực tế, ngôi sao hình mắt Fomalhaut được các nhà khoa học quan sát đặc biệt bởi nó là cái nhìn tương tự với hệ mặt trời của chúng ta 4 tỷ năm trước đây. Vào thời điểm đó, tồn tại những biến động rất lớn về thứ tự và quy mô các hành tinh trong thái dương hệ, quyết định sự tồn vong của những khối vật chất khổng lồ bị lực hút của mặt trời giữ lại.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây cũng là thời điểm xảy ra vụ va chạm giữa mặt trăng và trái đất trong hành trình khai sinh hệ mặt trời. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục theo dõi Fomalhaut b nhằm tìm hiểu những hiện tượng xảy ra đối với một hành tinh khi nó lao vào đĩa bụi khổng lồ bay xung quanh một ngôi sao, giống với vành đai Kuiper nằm ở rìa Thái dương hệ của chúng ta.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm