Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện bánh phở, hủ tiếu chứa chất cấm ở Sài Gòn

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết đã phát hiện một số mẫu bánh phở chứa formol và hủ tiếu ngậm hóa chất vượt mức cho phép.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM vừa công bố kết quả giám sát thường xuyên mối nguy an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao năm 2014. Mẫu được lấy để kiểm tra là bánh phở, hủ tiếu, nem, xúc xích và một số sản phẩm thực phẩm làm từ bột đang lưu thông trên thị trường.

Theo đó, mẫu có một trong 3 mẫu bánh phở chứa formol có hàm lượng 52,8mg/kg. Formol là chất không có trong danh mục các hóa chất, phụ gia được phép sử dụng trong danh mục cho phép của Bộ Y tế. Trong khi đó, một trong 3 mẫu hủ tiếu cũng bị phát hiện chứa chất bảo quản natri benzoate gấp 1,1 lần mức giới hạn cho phép (1.142mg/kg). Các sản phẩm còn lại nằm trong ngưỡng an toàn.

Natri benzoate (E211) là một chất bảo quản được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm không bị hỏng, mốc, lên men như dưa chua, trộn salad, nước trái cây, nước giải khát, các loại gia vị… Khi kết hợp với axit ascorbic (vitamin C) Natri benzoate biến thành benzen, được biết đến như một chất gây ung thư và gây hại đến ADN.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, đến thời điểm hiện tại, kết quả giám sát cho thấy trên thị trường TP.HCM vẫn còn bánh phở, hủ tiếu sử dụng hóa chất không nằm trong danh mục phụ gia cho phép và chất bảo quản vượt quá mức giới hạn theo quy định. Cơ quan này cũng đã phối hợp với đơn vị liên quan để xử lý.

Vì sao mì, miến bán ngoài chợ có giá rẻ?

Mì gạo muốn làm nhanh, lãi lớn thì phải làm từ tấm, sử dụng thuốc tẩy, phèn chua. Do vậy, dân làm nghề thường phân biệt riêng hàng dùng cho người nhà và hàng bán ra ngoài.

 

Diệp Sa

Bạn có thể quan tâm